Thân thế người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mở trường học, tên được đặt cho nhiều địa danh
Cận cảnh kỳ quan cung điện quanh năm ngập chìm trong nước nổi tiếng ở Ấn Độ / Bí mật về một nơi "bất khả xâm phạm" trong Cố cung: Không mở cửa tham quan, nguyên nhân hé lộ bởi Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh
Thời Lê trung hưng, ở Việt Nam có một nữ sĩ vô cùng nổi tiếng. Bà là Đoàn Thị Điểm (1705 – 1749), người có tài văn thơ, thông minh từ bé. Đoàn Thị Điểm quê ở làng Hiến Phạm, xã Giai Phạm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Năm 16 tuổi, nữ sĩ này được Thượng thư Lê Anh Tuấn nhận nuôi, định cho tiến cung vào phủ chúa Trịnh. Thế nhưng Đoàn Thị Điểm không chịu mà muốn về nhà cùng cha và anh đi học ở trường làng Lạc Viên, huyện Yên Dương, tỉnh Kiến An (nay thuộc thành phố Hải Phòng).
Biến cố xảy ra với gia đình Đoàn Thị Điểm khi bà 25 tuổi. Năm 1735, anh trai bà đột ngột qua đời. Người phụ nữ này đã dùng chính nghề bốc thuốc anh trai truyền dạy để kiếm sống, nuôi mẹ già và giúp chị dâu nuôi các cháu.
Tuy không làm phi tần của chúa Trịnh, nhưng Đoàn Thị Điểm cũng từng có thời gian vào cung phủ chúa dạy học cho cung phi. Mãi về sau bà mới về xã Chương Dương, huyện Thượng Phúc (nay là Thường Tín) làm nghề bốc thuốc.
Năm 35 tuổi, cuộc sống đang rất yên bình nhưng Đoàn Thị Điểm vẫn trăn trở vì xưa đến nay chưa thấy “đàn bà con gái nào dạy học trò đậu đạt”. Bấy giờ là thời đại trọng nam khinh nữ, phụ nữ thậm chí còn không được đi thi, không được làm nghề dạy học.
Thế rồi, Đoàn Thị Điểm quyết định mở trường học tại nhà, vừa bốc thuốc, vừa truyền đạo Thánh hiền. Trường học của Đoàn Thị Điểm tiếng thơm vang xa, ngày càng đông người đến xin học. Một trong số những người học trò thành danh của Đoàn Thị Điểm là Đào Duy Doãn (đỗ tiến sĩ năm 1763). Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm chính là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mở trường dạy học, trở thành danh sư của đất nước.
Tài năng, xinh đẹp nhưng đổi lại đường tình duyên của Đoàn Thị Điểm lại khá muộn màng. Mãi đến năm 37 tuổi bà mới kết hôn với Nguyễn Kiều. Chồng bà là một tiến sĩ nổi tiếng hay chữ, từng có 2 đời vợ. Vừa cưới xong, Nguyễn Kiều đã đi sứ Trung Quốc biền biệt 3 năm. Bấy giờ, Đoàn Thị Điểm sống cảnh chờ chồng đã dịch ra quốc âm tập thơ “Chinh phụ ngâm” từ bản chữ Hán của danh sĩ Đặng Trần Côn.
Trong văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Đoàn Thị Điểm là nữ sĩ danh tiếng nhất, cùng với Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Xuân Quỳnh. Với đạo Cao Đài, bà được xem như một kiếp giáng trần của Tứ Nương Diêu Trì Cung.
Hậu thế sau này tôn kính Đoàn Thị Điểm không chỉ bởi bà tài năng, xinh đẹp mà còn vì đức hạnh cao quý. Nói cách khác, hình ảnh Đoàn Thị Điểm xứng đáng là mẫu phụ nữ tiêu biểu của xã hội Việt Nam mọi thời đại.
Ngày nay, nhiều đường phố, trường học ở Việt Nam được đặt theo tên của Đoàn Thị Điểm như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Huế, Hưng Yên, Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu, Quảng Ninh, Quảng Ngãi... Việc làm này nhằm tưởng nhớ đến vị nữ sĩ hàng đầu của nước nhà, người đã vượt lên mọi định kiến, khẳng định được bản thân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Lão nông nhặt được viên đá đen, sau đó tìm thấy 'kho báu' hơn 347.000 tỷ đồng