Thành Cát Tư Hãn áp dụng 1 cách giúp binh lính không bị đói, quân Nhật Bản trong Thế chiến II học theo, 5 vạn quân lăn ra chết
Cung thủ giỏi nhất Mông Cổ suýt bắn chết Thành Cát Tư Hãn? / Thành Cát Tư Hãn, Alexander Đại đế, Nữ hoàng Cleopatra đều có chung 1 ẩn số: Ngàn năm hậu thế tìm kiếm vẫn không ra
Thành Cát Tư Hãn có lẽ là cái tên không còn xa lạ với nhiều người. Sự tàn bạo trong hành trình thảo phạt các khu vực lân cận của ông ta đã từng khiến bao người phải rùng mình kinh hãi.
Một trong những việc cho thấy sự tàn bạo của Thành Cát Tư Hãn, đó là khi xuất quân chinh chiến, ông ta đã từng áp dụng một cách khiến cho binh lính dưới trướng của ông ta không bị đói nhưng lại khiến người dân tại những nơi vó ngựa Nguyên Mông quét qua vô cùng khiếp đảm.
Trong thế chiến thứ II, đã từng có giai đoạn quân đội Nhật Bản lấy nhân vật này ra làm tấm gương để học hỏi và áp dụng luôn cách làm nói trên của Thành Cát Tư Hãn.
Thế nhưng mỉa mai thay kết quả lại có tới 5 vạn trên tổng số 15 vạn quân phải bỏ mạng… vì đói.
Thành Cát Tư Hãn đã áp dụng cách làm gì mà báo hại quân Nhật thê thảm đến vậy?
Cùng một chiêu thức mà dẫn tới hai kết cục trái ngược, rốt cuộc đó là phương pháp gì?
Theo báo điện tử Sohu (Trung Quốc), cách mà Thành Cát Tư Hãn sử dụng chính là cho quân lính mặc sức cướp bóc của dân chúng.
Trong hành trình công thành cướp trại, đội quân của Thành Cát Tư Hãn đi đến đâu đều tiến hành cướp bóc, vơ vét sạch bách đến đó. Những thôn xóm, thành trì sau khi chúng đi qua đều trở nên hoang tàn, kiệt quệ.
Bằng cách làm tàn bạo này, Thành Cát Tư Hãn vừa giúp cho quân đội có lương thực lại vừa bảo toàn một cách hiệu quả sức chiến đấu của binh lính.
Không những thế, khi binh lính phải gấp rút lên đường, còn đặc biệt mang theo cả một lượng lớn lương thực, chất trên lưng ngựa, chuyên dùng khi hành quân đường dài.
Vào thời kỳ Thế chiến thứ II, chiến trường của quân đội Nhật Bản trải dài, rộng khắp. Mà muốn nhận được tiếp tế, phần lớn quân đội đều phải tiêu tốn rất nhiều thời gian chờ đợi vận chuyển hàng hóa, chưa kể tới nguy cơ bị đối thủ chặn đường thu giữ.
Giai đoạn sau của Thế chiến thứ II, Nhật Bản phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trên chiến trường Thái Bình Dương.
Vượt qua 700 km đường bộ, cuối cùng quân Nhật cũng đã đến được vùng đất Imphal của Ấn Độ.
Để có lương thực, quân Nhật quyết định học theo cách của Thành Cát Tư Hãn, cho quân đi cướp bóc và vơ vét của dân tại những nơi chúng đi qua.
Thế nhưng bi kịch cũng xảy ra từ đây.
Quân đội Nhật sau khi cướp được lương thực đã sử dụng sức động vật như ngựa, voi, để vận chuyển đi.
Song mới được nửa đường thì bị quân đội Anh đóng tại Ấn Độ phát hiện. Ngay lập tức, quân Anh đã điều động một lượng lớn máy bay đến ném bom oanh tạc toán quân này.
Những loài động vật thồ hàng sau khi nghe tiếng nổ bị dọa tới hồn bay phách lạc, tháo chạy, mang theo toàn bộ số lương thực mà quân Nhật vừa cướp được.
Không có lương thực để duy trì, 5 vạn binh sĩ Nhật vì thế mà chết đói như ngả rạ. 10 vạn quân còn lại đến Imphal, do không thích nghi được với khí hậu, sau đó cũng tổn thất mất 3 vạn binh lính.
Như vậy có thể thấy, nguyên nhân quan trọng nhất khiến quân Nhật phải rút lui ngay lần tiến công đầu tiên vào Ấn độ chính là khí hậu và môi trường.
Ngoài ra không thể không kể tới vấn để bảo đảm hậu cần xung quanh trận chiến.
Trong tình hình này, nếu không lựa chọn lui binh thì có thể những tổn thất mà quân Nhật phải chịu sẽ còn lớn hơn nữa.
Sự thất bại này của quân đội Nhật Bản như một đòn chí mạng, giáng thẳng vào sự tự tin của họ bấy giờ.
Vậy mới thấy khi lâm trận, hậu cần đóng vai trò vô cùng trọng yếu.
Điều này lý giải tại sao hiện nay rất nhiều quốc gia đều hết mực coi trọng đầu tư xây dựng hệ thống hậu cần một cách hiệu quả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo