Thành Cát Tư Hãn là ai và 7 bí ẩn khiến giới khoa học “đau đầu”
Vị phi tần có tốc độ thăng cấp nhanh nhất trong lịch sử nhà Thanh và cái chết nhiều bí ẩn sau khi đồng nhiếp chính với Từ Hi Thái hậu / Những nữ "Samurai" quả cảm bị lịch sử Nhật Bản lãng quên, chặt đầu đối thủ thể hiện chiến tích
Lịch sử vẫn thường nhắc tới những chiến công hiển hách của Thành Cát Tư Hãn. Trong suốt cuộc đời mình, vị thủ lĩnh đã chỉ huy 32 chiến dịch với 65 trận đánh và khiến cho hơn 40 quốc gia và hơn 700 dân tộc phải quy phục. Theo tư liệu lịch sử, bản đồ của Đế quốc Mông Cổ khi đó trải rộng tới 31 triệu km2 đất đai lãnh thổ, lớn hơn gấp 3 lần so với bản đồ Trung Quốc hiện tại.
Thành Cát Tư Hãn là ai mà được cả thế giới biết tới như một nhà cầm quân kỳ tài người Mông Cổ? Theo những ghi chép trong sử sách, ông có tên thật là Thiết Mộc Chân. Ông sinh năm 1162 và mất vào năm 1227. Ông là con trai thứ 3 của Dã Tốc Cai, một nhà lãnh đạo của gia tộc Bột Nhi Chỉ Cân. Khi ông chào đời, lòng bàn tay có một cục máu đông, theo phong tục của người Mông Cổ thì đây là điềm báo rằng ông sẽ là một người tài trong tương lai.
Cái tên Thành Cát Tư Hãn nghĩa là "Vua của cả thế giới". (Ảnh: Sohu)
Sau khi cha bị giết hại vào năm ông 9 tuổi, Thành Cát Tư Hãn buộc phải gánh lấy sứ mạng của một tộc trưởng. Tuy nhiên, ông và gia đình bị đuổi khỏi tộc, sống đời khổ cực, bị bắt vào ngục và sau rất nhiều năm tháng gian truân, tới năm 1206, ông đã gặt hái thành tựu đầu tiên của mình.
Đó là thành công trong việc thống nhất các bộ lạc Mông Cổ để tạo ra một đế chế hùng mạnh và được phong là Thành Cát Tư Hãn. Theo các nhà sử học, cái tên Thành Cát Tư Hãn khi đặt vào ngữ cảnh có nghĩa là "Vua của cả thế giới".
2. Ngoại hình đặc biệtMặc dù Thành Cát Tư Hãn là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nhưng những thông tin về ngoại hình của ông không được chia sẻ nhiều. Hầu hết hiện nay, các bức chân dung và tác phẩm điêu khắc miêu tả ngoại hình của vị Đại Hãn này đều là do các nghệ nhân mô phỏng lại theo những tư liệu còn lại.
Trong sách lịch sử, hình dáng của Thành Cát Tư Hãn được mô tả là người đàn ông cao to, có râu tóc rậm rạp. Tuy nhiên, nhà sử học Ba Tư, Rashid Al-Din lại tuyên bố rằng Thành Cát Tư Hãn có mắt màu xanh và tóc màu đỏ. Tuy nhiên, lập luận này không nhận được sự đồng tình bởi nhiều người cho rằng Rashid Al-Din chưa từng gặp Thành Cát Tư Hãn.
3. Tạo ra đế quốc lớn nhất thế giới nhờ vũ khí bí mậtDưới sự chỉ đạo tài ba của nhà cầm quân kiệt xuất cùng đội quân bất bại đã tạo nên một đế chế hùng mạnh của thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Thành Cát Tư Hãn vẫn còn rất nhiều yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh phi thường của quân đội, những vũ khí bí mật.
Nhờ tài cầm quân kiệt xuất, Thành Cát Tư Hãn đã đưa Mông Cổ trở thành một đế chế hùng mạnh. (Ảnh: Sohu)
Sách lược là một trong những chiến lược quân sự mà Thành Cát Tư Hãn và quân đội Mông Cổ vô cùng chú trọng. Theo quy định của Thành Cát Tư Hãn, cứ 10.000 quân sẽ được chia thành 10 đội và mỗi đội 1000 người. Trong đó, mỗi đội sẽ được chia thành 10 nhóm nhỏ hơn với 100 người mỗi nhóm. Tất cả các nhóm này đều được tổ chức vô cùng nghiêm ngặt và do những họ hàng hoặc tướng sĩ thân tín của Thành Cát Tư Hãn chỉ huy.
Ở một cấp độ khác, 20.000 quân sẽ tạo thành một đội, ngoài ra, đích thân Thành Cát Tư Hãn sẽ chọn ra 10.000 quân có thể lực mạnh mẽ, kỹ năng chiến đấu tinh nhuệ để tạo thành một đội quân hộ vệ, được gọi là Khiếp tiết quân. Đội quân đặc biệt này khi tham gia chiến đấu sẽ theo Đại Hãn, còn trong thời bình sẽ chia thành 4 ban hộ vệ. Ngoài ra, Thành Cát Tư Hãn thường dùng chiến thuật tấn công thần tốc, bất ngờ, đánh nhanh thắng nhanh.
Linh động trong việc di chuyểnDưới thời Thành Cát Tư Hãn, lực lượng chủ lực của quân đội Mông Cổ là kỵ binh và cung thủ. Mỗi cung thủ được ông giao cho nhiệm vụ chăm sóc 4-5 con ngựa để sử dụng luân phiên. Cách làm này để giúp cho ngựa không bị kiệt sức khi ra trận. Hơn nữa, chúng có thể dễ dàng di chuyển trên quãng đường dài trong một ngày. Theo các nhà lịch sử học, chính sự linh động trong cách phân phối và chăm sóc ngựa này đã giúp cho quân Mông Cổ có được lợi thế rất lớn trước kẻ địch.
MưaTheo kết luận của Đại học Columbia thực hiện bằng cách tiến hành thu mẫu vòng đời của thông Siberi từ núi Hangai ở miền trung Mông Cổ để xây dựng một biểu đồ đại diện khí hậu của khu vực này. Họ kết luận rằng mưa chính là một trong những vũ khí bí mật đứng sau thành công của Thành Cát Tư Hãn. Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí của Viện Khoa học quốc gia Mỹ.
Theo những số liệu được công bố thì thời điểm mà đội quân Mông Cổ giành được thắng lợi liên tiếp cũng trùng khớp với giai đoạn khí hậu bất thường tại khu vực này. Mưa kéo dài cùng với nhiệt độ ấm áp trong các năm từ 1211 đến 1225 đã thúc đẩy đồng cỏ phát triển tốt, lượng sản xuất dồi dào giúp tạo nền tảng cho các cuộc viễn chinh được thuận lợi.
Người điều khiển và ngựa Mông CổNgựa Mông Cổ rất nhỏ và nhẹ, nếu nhìn qua bề ngoài thì chúng chỉ bé như những chú ngựa con khi so sánh với ngựa của kỵ binh Châu Âu. Tuy hình dáng nhỏ bé nhưng tốc độ của chúng rất nhanh, hơn nữa chúng còn vô cùng dẻo dai. Thậm chí chúng còn dễ dàng sống trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt cũng như ăn được mọi loại cỏ ở bất cứ đâu mà chủ nhân của chúng đến.
Kỵ binh và cung thủ là 2 lực lượng chủ lực trong quân đội Mông Cổ. (Ảnh: Sohu)
Cũng giống như ngựa của mình, người Mông Cổ có sức khỏe rất tốt và họ có thể sống trong mọi điều kiện thời tiết khác nhau. Ngoài ra, để tận dụng được hết khả năng của ngựa, Thành Cát Tư Hãn yêu cầu kỵ binh cần phải là những người giỏi nhất. Đối với các cung thủ, ông còn yêu cầu họ vừa phải biết cưỡi ngựa vừa có kỹ năng chiến đấu xuất sắc.
Đa dạng hóa vũ khíThành Cát Tư Hãn rất quan tâm tới việc đầu tư cho quân lính. Ông thường dùng tài năng thiên phú của mình vào việc sáng tạo ra những loại vũ khí hiệu quả nhất lúc bấy giờ. Có thể nói, quân Mông Cổ là những chiến binh được trang bị nhiều loại vũ khí nhất, bao gồm một cây gương, một cây cung nhỏ, một cây mã tấu, một cây đoản đao và một cây liêm…
Họ còn được trang bị áo giáp được thiết kế bằng chất liệu da với trọng lượng nhẹ và độ dẻo dai cao. Tương tự như vậy, bàn đạp yên ngựa, tuy là một đồ vật đơn giản nhưng lại mang tính chất cách mạng và đã góp phần đưa kỵ binh Mông Cổ thành đội quân bất khả chiến bại.
Tin tình báoThành Cát Tư Hãn đặc biệt thích kết giao với thương nhân và sử dụng họ làm người trao đổi tin tình báo. Ông còn thành lập hẳn một tổ chức chuyên thu thập tin tình báo từ các nước để dựa vào đó lên kế hoạch chi tiết trước mỗi trận đánh để giành chiến thắng trước kẻ thù.
Theo các tư liệu ghi chép lại, trên toàn lãnh thổ của Mông Cổ có tới hơn 1300 trạm thông tin liên lạc. Cứ cách 20 dặm, quân đội sẽ đặt một trạm phụ trách vận chuyển thư tín và trao đổi vũ khí, lương thực…
4. Đời sống tình ái kỳ lạThành Cát Tư Hãn nổi tiếng với sở thích chọn thê thiếp vô cùng đặc biệt. Mỗi một vùng đất mà quân Mông Cổ xâm chiếm, ông đều yêu cầu dâng hiến những người phụ nữ xinh đẹp và gợi cảm nhất. Tiêu chí của ông là mũi nhỏ, hông tròn, tóc dài mượt, môi đỏ và giọng nói du dương. Không những thế, thủ lĩnh đế chế Mông Cổ còn nạp cả vợ và con gái của kẻ địch làm thê thiếp.
Hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn. (Ảnh: Sohu)
Ông cũng là người sở hữu lãnh thổ rộng lớn trải dài từ Á sang Âu nên hậu cung của ông có vô số cung tần, mỹ nữ. Đây cũng là lý do khiến nhiều người băn khoăn rằng Thành Cát Tư Hãn có bao nhiêu con cháu và hậu duệ. Một nghiên cứu mẫu gene của 16 dân tộc ở châu Á đã chỉ ra rằng Thành Cát Tư Hãn có tới 16 triệu hậu duệ trên thế giới. Trong số các hậu duệ của ông, Đà Lôi và Hốt Tất Liệt là những nhân vật lịch sử được nhiều người biết đến.
5. Cái chết bí ẩn của Thành Cát Tư HãnTrên thực tế, các nhà khảo cổ có rất nhiều ghi chép khác nhau về việc Thành Cát Tư Hãn chết như thế nào. Tuy nhiên, 4 phiên bản dưới đây về cái chết của nhà quân sự đại tài được coi là phổ biến nhất:
● Bị ám sát: Căn cứ vào cuốn "Mông Cổ Nguyên Lưu" của nhà Thanh có ghi chép rằng, khi Thành Cát Tư Hãn xâm chiếm Tây Hạ, để tránh cho đất nước bị diệt vong, công chúa đã đồng ý dâng hiến cho ông. Trong đêm tân hôn, cô đã nhân lúc Thành Cát Tư Hãn đang ngủ mà giết chết ông.
● Bị hạ độc: Theo cuốn sách "Những chuyến du ký của Marco Polo", Thành Cát Tư Hãn đã để lại di chiếu sẽ truyền ngôi cho con trai của ông là Oa Khoát Đài. Thế nhưng, sau đó Oa Khoát Đài thấy Thành Cát Tư Hãn rất yêu thích người con út là Đà Lôi.
Đà Lôi với năng lực vượt trội, khả năng cầm quân xuất chúng, cũng là một trong những lựa chọn người kế vị mà Thành Cát Tư Hãn luôn băn khoăn. Oa Khoát Đài cảm thấy khả năng kế thừa ngôi vị của mình bị lung lay nên đã ra tay đầu độc cha mình.
Đến nay, nguyên nhân cái chết của Thành Cát Tư Hãn vẫn chưa được tìm ra. (Ảnh: Sohu)
● Ngã ngựa chết: Theo cuốn sách "Nguyên Triều Mật Sử", vào mùa thu năm 1226, Thành Cát Tư Hãn khi đang cưỡi ngựa đi săn thì vô tình gặp đàn ngựa rừng khiến con ngựa ông cưỡi bị hoảng sợ. Nó lồng lên khiến cho Thành Cát Tư Hãn bị ngã và sau đó ốm nặng. Dù các tướng lĩnh đi cùng khuyên ông về chữa bệnh rồi tấn công vào Tây Hạ nhưng ông sợ bị chê cười nên đã quyết ở lại đó. Vì thế, bệnh của ông ngày càng nặng và qua đời.
● Bị sét đánh chết: Theo phiên bản của giáo chủ Cabine, đại sứ của Giáo hoàng La Mã thì Thành Cát Tư Hãn qua đời là do bị sét đánh chết. Cũng vì thế mà người Mông Cổ thường rất sợ hãi mỗi khi trời mưa có sấm sét.
6. Không ai biết lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn ở đâuTrong nhiều năm, các đoàn khảo cổ của Trung Quốc cũng như nhiều nước trên thế giới đã bỏ ra rất nhiều công sức tìm kiếm lăng mộ Thành Cát Tư Hãn nhưng đều không thu được kết quả gì. Theo số liệu thống kê của các chuyên gia Trung Quốc, hơn 200 năm qua đã có trên 100 đoàn khảo cổ với trang bị tối tân nhất tham gia tìm lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn.
Thậm chí, nơi đặt lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn vẫn còn là bí ẩn chưa được giải đáp. (Ảnh: Sohu)
Việc tìm kiếm lăng mộ của ông còn được ví là khó hơn nhiều so với tìm lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Các nhóm khảo cổ đã đưa ra rất nhiều giả thuyết khác nhau về vị trí đặt lăng mộ của ông. Trong đó tiêu biểu nhất là giả thuyết của các đoàn khảo cổ sau đây:
● Giới sử học Trung Quốc lập luận rằng Thành Cát Tư Hãn đã ở núi Lục Bàn trong những tháng cuối đời và qua đời tại đây. Hơn nữa khi ông chết là mùa hè nên thi hài rất khó để vận chuyển đi xa. Ngoài ra, thung lũng của núi Lục Bàn là nơi có cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ và phong thủy rất tốt nên lăng mộ của ông đã được đặt ở đây.
● Trong khi đó, nhiều nhà sử học nước ngoài lại nghi vấn rằng lăng mộ Thành Cát Tư Hãn được đặt tại Mông Cổ. Nhưng tới nay vẫn không thể tìm thấy là do phong tục chôn cất của người Mông Cổ, đó là san phẳng mộ rồi trồng cây cỏ lên trên để xóa sạch dấu vết.
● Giới khảo cổ Kazakhstan lại căn cứ theo những ghi chép của sử sách để đưa ra nhận định rằng mộ của Thành Cát Tư Hãn được chôn ở Kazakhstan. Tuy nhiên tới nay vẫn chưa có căn cứ nào để xác định thông tin này.
7. Một con người khiêm tốn, hào hiệp và sống có chừng mựcThành Cát Tư Hãn vốn nổi tiếng là một người vô cùng tàn bạo với kẻ thù trên đường chinh phạt. Theo nhiều số liệu, đội quân của Mông Cổ đã giết chết khoảng 40 triệu người, tương đương là họ đã làm giảm đi 11% dân số toàn thế giới ở thời điểm đó. Tuy nhiên, Thành Cát Tư Hãn còn được biết đến là một người vô cùng khiêm tốn, hào hiệp và chừng mực.
Khi tại vị, ông đã ra lệnh bãi bỏ hình thức tra tấn, chấp thuận tự do tôn giáo, cải cách giáo dục, nâng cao quyền lợi của phụ nữ, bỏ đặc quyền quý tộc, phân chia tài sản. Có thể nói, tư tưởng của Thành Cát Tư Hãn luôn đặt lợi ích của cả dân tộc lên trên lợi ích cá nhân. Theo các nhà sử học, đây là lý do vì sao Thành Cát Tư Hãn có thể đạt được nhiều thành công vĩ đại như vậy. Chúng ta có thể thấy rõ những tư tưởng tiến bộ vượt bậc đó qua những câu nói câu nói nổi tiếng của ông như:
- "Không có gì là viên mãn cho đến khi nó thực sự kết thúc."
Một trong những câu nói nổi tiếng của Thành Cát Tư Hãn. (Ảnh: Canva)
- "Không có tầm nhìn về mục tiêu, chúng ta không thể kiểm soát được cuộc sống của mình, càng không thể can thiệp vào cuộc sống của người khác."
- "Tự tín nhiệm bản thân hay nói cách khác là tin vào chính mình. Mặc dù có rất nhiều việc bạn có thể nhờ cậy người khác nhưng đừng bao giờ quên không ai đáng tin cậy hơn chính bản thân mình."
- "Việc làm chủ sự ngạo mạn còn khó hơn cả việc săn một con sư tử hoang dã. Nếu bạn không thể trấn áp sự kiêu căng trong mình, bạn không thể trở thành người lãnh đạo".
- "Ta ghét sự xa hoa. Khi anh có những bộ quần áo đắt tiền, những con ngựa tốt hay phụ nữ xinh đẹp, không phải anh đang sở hữu chúng mà đang trở thành nô lệ của chúng. Chúng sẽ khiến anh dễ dàng quên đi mục đích của mình. Và rồi một ngày anh sẽ mất tất cả".
Những câu nói của ông đều ẩn chứa rất nhiều bài học quý giá. (Ảnh: Sohu)
- "Chúng ta cũng có thể làm được như vậy. Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn không thể bởi thành công không bao giờ đến ngay mà phải trải qua rất nhiều khó khăn thử thách. Hãy thay đổi dần dần ngay từ chính những việc nhỏ nhất, nhất định thành công sẽ đến gần với bạn."
Cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn vẫn còn rất nhiều bí ẩn chưa được giải đáp nhưng chúng ta vẫn không thể phủ nhận rằng, ông là người đã để lại nhiều thành tựu vĩ đại về chính trị, quân sự và thậm chí còn đóng góp phần quan trọng đưa lịch sử loài người lên đỉnh cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào