Thành cổ bí ẩn trong sa mạc Sahara
Bí ẩn về bàn tay bằng đồng 3.500 năm tuổi / Anh: Xuất hiện quái thú khổng lồ chưa từng biết
Thành phố pháo đài Djado.
Những đụn cát khổng lồ cao chót vót là chướng ngại khó vượt qua. Tuy nhiên, giữa nơi dường như không có sự sống này lại tồn tại tàn tích của một thành phố lớn với nhiều bí ẩn.
Thành phố pháo đài giữa cao nguyên
Thành phố Djado, đặt theo tên cao nguyên nơi nó được phát hiện, có một số cấu trúc quen thuộc và dễ nhận biết từ các nền văn hóa lân cận, nhưng nhiều công trình vẫn còn bí ẩn với các nhà khảo cổ.
Thành phố trên có thể được xây dựng cách nay khoảng từ 800 - 1.000 năm, vào thời điểm nơi đây còn ẩm ướt, nhiều rừng rậm và đất đai màu mỡ. Người ta từng biết một số điều về cư dân sống nơi đây trong quá khứ, nhưng họ có phải là những người xây dựng thành phố này hay không vẫn còn là dấu hỏi.
Ở Bắc Phi có những khu định cư nằm rải rác, được gọi chung là “ksar”, với những ngôi nhà được xây dựng từ những thân cây cọ, bao quanh bởi một lớp bùn không nung. Theo thời gian, nắng gió sa mạc sẽ làm chúng khô lại và trở nên cứng như sắt.
Thành phố pháo đài Djado là một trong những khu định cư như vậy. Nhưng điều khiến Djado khác biệt so với hầu hết các ksar tương tự là kích thước khổng lồ của nó. Vươn lên từ sa mạc, thành phố nổi bật giữa cảnh quan xung quanh, bao quát cả một khu vực rộng lớn, vừa là pháo đài, vừa là trung tâm thương mại nằm dọc theo các tuyến đường hướng tới Libya.
Những người Kanuri ở giữa sa mạc Sahara là cư dân cuối cùng được biết đến của Djado. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy, họ đã xây dựng công trình hoành tráng này, nên người ta cho rằng, có thể họ đã kế thừa thành phố từ một nền văn minh chưa được biết đến.
Do vị trí thuận lợi và khí hậu dễ chịu trong quá khứ, cao nguyên Djado đã chứng kiến sự cư trú của con người trước khi thành phố ra đời rất lâu. Theo các nhà khoa học, con người đã sống trên cao nguyên này cách nay khoảng 60 nghìn năm, còn lưu lại các công trình mỹ thuật bằng đá và các dấu hiệu khác về sự hiện diện của họ.
Nông nghiệp, chăn nuôi ban đầu cũng để lại dấu vết tại địa điểm này. Dê và cừu được chăn thả ở đây sớm nhất là 7 nghìn năm trước Công nguyên, với những khu định cư đầu tiên được xây dựng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Khách sạn làm bằng muối duy nhất trên thế giới không ngại nắng mưa nhưng không thể chấp nhận hành vi này của du khách
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Nhiều bức tranh trên đá được tìm thấy trong dãy núi Aïr ở vùng này có niên đại từ 3.500 TCN đến 2.500 TCN. Chúng miêu tả một cảnh quan rất khác so với ngày nay, đó là một khu vực xanh tươi với thảm thực vật trải dài, cùng nhiều loài động vật sinh sống, trong đó có hươu cao cổ, voi và nhiều thú lớn khác.
Trong quá trình xây dựng các ksar, người cổ luôn chú trọng đến nhiệt độ thay đổi và điều kiện khắc nghiệt trong vùng, nên việc Djado bị bỏ hoang không có nghĩa là nó bị tàn phá.
Điểm mấu chốt khiến người dân Kanuri từ bỏ thành phố quê hương dường như là do thiếu nguồn cung cấp nước sạch. Khi cảnh quan xanh tốt biến thành sa mạc, nước ngọt chuyển thành nước lợ, môi trường trở nên quá khắc nghiệt, không ai có thể sống được ở nơi này.
Ai xây dựng?
Biệt lập với thế giới và được thiết kế để chịu được môi trường sa mạc nên phần lớn công trình thành phố pháo đài Djado vẫn tồn tại đến ngày nay. Những bức tường của chúng đứng sừng sững, đầy kiêu hãnh và nhiều tòa nhà hầu như nguyên vẹn, chỉ thiếu những mái vòm.
Tuy nhiên, việc tiếp cận thành phố cổ hiện là một thách thức với các nhà khảo cổ. Khu vực này của thế giới rất bất ổn, các bộ lạc đang mâu thuẫn gay gắt vì tranh giành nguồn tài nguyên hạn chế. Có thể các cuộc khai quật trong tương lai sẽ làm sáng tỏ ai là người đã xây dựng thành phố vĩ đại Djado và chúng ta có thể bắt đầu hiểu về con người của nền văn hóa đã mất này của Sahara.
Người Kanuri, được cho là những cư dân cuối cùng của Djado, đang cư trú tại ngôi làng sa mạc Chirfa gần đó. Hằng năm, họ đều quay lại địa điểm của tổ tiên mình để thu hoạch những quả chà là, bằng cách nào đó vẫn còn mọc xung quanh khu di tích. Có thể người Kanuri là phần còn lại của đế chế Kanem, một nền văn minh vĩ đại đã cai trị vùng trung tâm Sahara từ khoảng năm 700 – 1.300 Công nguyên.
Người Kanuri, cư dân cuối cùng của Djado.
Nhưng nguồn gốc của đế chế này rất ít người biết đến, và không có nhiều thông tin về những thế kỷ đầu trị vì của họ. Không rõ liệu Djado có được xây dựng trong thời kỳ này hay nó thực sự còn hiện diện trước cả Kanem.
Nếu đế chế Kanem xây dựng Djado, các cuộc khai quật tại địa điểm này có thể tiết lộ phần lớn nền văn hóa bí ẩn này và cung cấp cái nhìn sâu sắc về những khởi đầu của họ. Nhưng nếu họ chỉ kế thừa Djado, thì chúng ta sẽ có may mắn phát hiện thêm một nền văn hóa mới, được bảo tồn và ẩn giấu nơi sa mạc khô cằn.