Thành phố 2.000 năm có nhiều thứ 'như thế kỷ XXI'
Cái chết oan nghiệt của Trân phi dưới tay Từ Hi Thái hậu: Ám ảnh với cảnh vớt xác lên từ dưới giếng / Kinh khủng hơn mọi hình phạt, điều đáng sợ nhất chờ đợi các phi tần một khi bị đẩy vào lãnh cung là gì?
Tọa lạc ở nước Ý ngày nay, Công viên Khảo cổ Pompeii từ lâu đã nổi tiếng với những "người hóa đá" - kết quả của việc nhiệt độ tử thần, sóng xung kích và tro bụi núi lửa trong thảm họa 2.000 năm trước nhấn chìm đô thị La Mã này trong tích tắc.
Nhiều phần của Pompeii được khai quật ngày nay còn ghi dấu thảm họa gần 2.000 năm trước - Ảnh: CÔNG VIÊN KHẢO CỔ POMPEII/EPA/NATIONAL GEOGRAPHIC
Thế nhưng, ngoài việc "hóa đá" những người cổ đại với tư thế y nguyên khoảnh khắc cuối cùng trong đời họ, núi lửa Vesuvius cũng bảo tồn nhiều thứ gây sốc khác trong "chiếc hộp thời gian".
Quê hương của pizza?Người Ý quen thuộc với món pizza nhưng chính họ cũng bị sốc khi một bằng chứng bất ngờ cho thấy món ăn này đã tồn tại tận 2.000 năm trước.
Tất nhiên, một chiếc bánh không thể vượt qua quãng thời gian mênh mông từ năm 79 sau Công Nguyên - năm xảy ra thảm họa núi lửa - cho đến nay nhưng một bức tranh thì có.
Khi khám phá khu vực sang trọng Regio IX của Pompeii nửa năm trước, các nhà khảo cổ phát hiện một bức tranh tĩnh vật nguyên vẹn trong một căn biệt thự. Bức tranh vẽmột chiếc mâm bạc bày đồ ăn với một số món dân dã của người Hy Lạp - La Mã, trong đó có pizza.
Bức tranh tĩnh vật mô tả một mâm thức ăn, trong đó có chiếc bánh tương tự pizza ngày nay - Ảnh: CÔNG VIÊN KHẢO CỔ POMPEII
Ngạc nhiên hơn, nó không giống lắm với món pizza truyền thống của nước Ý, mà giống pizza của thế kỷ XXI - sau khiđược người dân các nước cải biên, làm phong phú thêm bằng các thực phẩm bản địa.
Người Pompeii mua thức ăn "take away", dạo phố đi bộ?Trước đó, trên một con phố chính của thành phố cổ đại này, các nhà khảo cổ đã bóc thành công lớp tro bụi của một quầy hàng ven đường.
Hình ảnh hiện ra là một gian hàng có quầy gần khép kín đẹp mắt - giống các gian bán xiên que, đồ ăn vặt để du khách mua mang đi thời hiện đại.
Quầy bán thức ăn mang đi nằm trên một con phố lớn ở Pompeii - Ảnh: CÔNG VIÊN KHẢO CỔ POMPEII
Quầy hàng được xây vững chắc, có những chiếc thố nằm âm vào quầy, bên trong còn tàn tích của các món cá, heo, vịt, dê, ốc sên...Phía trong quầy chỉ có một chiếc bàn và một số bình là dụng cụ để chuẩn bị thức ăn. Tuy khó tin nhưngphải chấp nhận rằng đó đích thực là một quầy bán thức ăn nhanh mang đi để phục vụ người dân cổ đại đi dạo trên con phố đi bộ có đường lát đá, đài phun nước đẹp mắt này.
Theo lãnh đạo Công viên Khảo cổ Pompeii, toàn thành phố cổ có thể có đến 80 quầy thức ăn nhanh như thế.
Cơ sở hạ tầng hiện đạiNăm 2020, các nhà khảo cổ Ý tìm thấy kiến trúc ngầm gây sốc: Một hệ thống thoát nước "bài bản", quy mô lớn.
Kiến trúc ngầm này dài gần 500 m, gây kinh ngạc bởi trình độ kỹ thuật khó tin mà những người Pompeii trước Công Nguyên đã tạo ra. Chưa kể, các nhà khoa học xác nhận công trình này hiện nay vẫn có thể sử dụng tốt.
Đường cống ngầm, những con đường lát đá thẳng tắp, xưởng gốm, biệt thự tráng lệ... không ngừng gây kinh ngạc ở Pompeii - Ảnh: CÔNG VIÊN KHẢO CỔ POMPEII/NATIONAL GEOGRAPHIC
Trong quá trình khai quật kéo dài nhiều thập kỷ, Pompeii bị "hóa đá" ngay thời hoàng kim cũng lần lượt tiết lộ những khu phố quy hoạch đẹp mắt với đường lát đá, đài phun nước, quảng trường, nhà tắm công cộng... trường tồn với thời gian.
Những tuyến đường lát đá xinh đẹp của Pompeii xuất hiện các rãnh sâu do xe cộ qua lại tấp nấp. Chính quyền thời đó đã nghĩ ra một công nghệ sửa đường cực kỳ hiệu quả và ít tốn kém hơn nhiều so với việc lát lại toàn bộ: Dùng sắt nóng chảy vá đường.
Các ngôi biệt thự của giới quý tộc cũng đem lại ngạc nhiên cho người hiện đại bởi tính tiện nghi không kém các biệt thự xa hoa. Những bức bích họa, tranh khảm cũng vô tình tiết lộ cuộc sống phong phú nơi thành phố này trước thảm họa.
"Quái vật lửa" Vesuvius và dấu chấm hết của 4 thành đô La MãNúi lửaVesuviusnằm cách TP Naples của Ý ngày nay khoảng 9 km, gần bờ biển vịnh Naples. Nó vẫn được coi là một núi lửa còn hoạt động dù vài trăm năm qua không ghi nhận thêm đợt phun trào mới.
Cảnh trong bộ phim "Pompeii", một sản phẩm điện ảnh quốc tế củaMỹ, Đức và Canada phát hành năm 2014, mô tả lại đô thị tráng lệ này và thảm họa núi lửa
Vụ phun trào năm 79 của núi lửa này là nổi tiếng nhất, vùi lấp không chỉ thành phố Pompeii mà còn Herculaneum, Oplontis và Stabiae gần đó, chưa kể một số khu định cư nhỏ lẻ khác.
Vùng thảm họa bắt đầu nhận được sự chú ý của giới khảo cổ từ thế kỷ XVIII, trong đó Pompeii - thành phố xa hoa nhất - là tâm điểm.
Vesuvius ngày nay vẫn sừng sững bên phế tích Pompeii - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC/CÔNG VIÊN KHẢO CỔ POMPEII
Một trong những hình ảnh gây ám ảnh nhất của khu vực bị tàn phá này là những thi hài được bọc kín trong tro bụi ở những tư thế khác nhau: Đang bỏ chạy, đang nằm ngủ, làm việc... Bởi lẽ, thảm họa quá đột ngột và quá nhanh.
Ở những vùng xa núi lửa hơn, nhiều bộ hài cốt cũng cho thấy dấu vết bị nhiệt độ cực cao và sóng xung kích gây ra cái chết đột ngột. Sau thảm họa, khu vực này bị bỏ hoang vĩnh viễn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ