Thành phố đá cổ Puma Punku (Bolivia): Những bí ẩn không lời giải
Tìm thấy hổ phách chứa lông khủng long, rận cổ đại 99 triệu năm tuổi / Phát hiện kho kim cương cổ đại khổng lồ nằm sâu trong lòng đất tại Brazil
Ai là tác giả?
Đến với tàn tích thành cổ Puma Punku, du khách không thể tìm thấy một bóng cây nào, chỉ trừ các khu vực mỏ đá. Vậy ai là tác giả chính của công trình? Nhiều người cho rằng, công lớn thuộc về tộc người Andean cách đây 2.500 năm, một tộc người cổ nào đó không rõ danh tính hay do những thợ xây thời đó có kỹ thuật tinh xảo về cắt đẽo đá.
Theo những ghi chép của Kinh thánh, một trận lũ kinh hoàng đã cuốn sạch tất cả ngoại trừ gia đình Noah nên những người còn sống sót không thể là tác giả của những công trình kiến trúc vĩ đại này.
Thành cổ Puma Punku nằm ở thành phố Tiahuanaco, miền Nam châu Mỹ. Theo dòng thời gian, những tàn tích huyền bí của thành cổ vẫn là thách thức đối với thế giới. Trong khung cảnh hoang sơ đến tĩnh lặng, Puma Punku toát lên sức hấp dẫn cho bất cứ ai dù chỉ một lần đến đây.
Cận cảnh của một lỗ khoan trên một phiến đá. |
Dấu hỏi lớn
Trải qua bao biến cố lịch sử, từ một bến cảng lớn Puma Punku phải hứng chịu tàn phá của thiên tai. Tận mắt chứng kiến những tàn tích tại đây, không ít người tự hỏi phải chăng thành Puma Punku từng trải qua một trận động đất dữ dội.
Có một ngôi sao chổi vô tình bay lạc đến Trái đất hay do lũ lụt tàn phá? Nhiều truyền thuyết cho rằng, tộc người Andean từng sinh sống tại đây và sau đó, Puma Punku bị chìm ngập trong một cơn đại hồng thủy.
Mối nghi vấn về trận đại hồng thủy có thể xảy ra cách đây khoảng 12.000 năm cùng một số chứng cứ khoa học như những bộ xương người, đồ dùng sinh hoạt cá nhân và những vật dụng khác hiện còn trong khu vực đất bồi, có thể thành Puma Punku từng có nền văn minh của loài người trước khi xảy ra biến cố. Đó là dấu vết về một nền văn minh lâu dài từng tồn tại và mất đi nay chỉ còn lại tàn tích.
Kiến trúc tại Puma Punku rất độc đáo, thừa hưởng những tinh hoa của kiến trúc cổ tại Tiahuanaco. Trong số này còn có Kim tự tháp Akapana, hai đền thờ Kalasasaya và Subterranean. Tất cả toát lên vẻ logic và tất nhiên chúng không thua kém gì những công trình đương đại.
Chúng được xây bằng đá granite và diorit, loại đá có độ cứng gấp hai lần so với kim cương. Nhưng với phương tiện thô sơ thời bấy giờ, bằng cách nào người xưa có thể xây dựng chúng? Theo tiên đoán, hẳn người xưa đã dùng những vật dụng cũng bằng kim cương để cắt đẽo đá. Tuy nhiên, để nhìn bằng mắt thường khó có thể nhận biết được độ tinh xảo của những đường cắt.
Ngoài ra, để hoàn thành các công trình, thợ xây phải có kiến thức về thiên văn học, toán học và địa lý học, vì các vết cắt trên khối đá có chiều thẳng đứng ăn khớp với nhau một cách hoàn hảo đến kinh ngạc.
Cả những lỗ hổng và chiều sâu giữa các khối đá cũng bám chặt vào nhau mà không dùng chất kết dính. Những khối đá khổng lồ nặng đến hàng trăm tấn trong khi công trình xây dựng lại cách xa ít nhất khoảng 10 km, làm sao họ có thể di chuyển chúng và làm cách nào họ có thể xếp chồng chúng lên nhau? Những bí mật về kiến trúc tại Puma Punku vẫn là một dấu chấm hỏi lớn.
Các phiến đá hình chữ H được xẻ rãnh và lắp ghép vào nhau theo các liên kết cực kỳ phức tạp. |
Thu hút du khách
Công trình nổi tiếng nhất của Tiwanaku là quần thể đền Kalasasaya, được bao quanh bởi một bức tường thành bằng đá hình chữ nhật có diện tích khoảng 128,74m x 118,26m và chỉ có một cổng vào.
Rải rác trong khu đền là các khối đá hình chữ nhật và các cột đá được trang trí với các đường chạm khắc. Ấn tượng nhất là bức tường bao quanh Kalasasaya được làm từ các phiến đá sa thạch đỏ, có phiến nặng đến 130 tấn.
Cổng mặt trời, một trong những công trình quan trọng nhất của Kalasasaya. |
Bức tường bao quanh ngôi đền Kalasasaya. |
Nổi tiếng nhất ở Puma Punku là các phiến đá hình chữ H. Các phiến đá chữ H đã được xẻ rãnh và lắp ghép với nhau để có thể khớp vào theo cả ba chiều cực kỳ phức tạp, tạo ra các kiến trúc đủ mạnh có thể chống lại cả động đất. Người ta phát hiện ra các phiến đá này được khai thác và chế tác tại một khu mỏ đá gần hồ Titicaca, cách Puma Punka gần 100km.
Có thể nói, sự độc đáo của Puma Punku không kém so với những công trình của người Inca ở Machu Picchu mà vẫn còn tồn tại khá nhiều ở Peru.
Với những bí ẩn chưa có lời giải đáp, Tiwanaku và Puma Punku vẫn là điểm thu hút sự tò mò của khách du lịch khi muốn tìm hiểu những nền văn minh cổ xưa ở Bolivia và cả vùng Nam Mỹ. Năm 2000, khu phức hợp Tinawaku được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang nghỉ trưa, báo đốm bị sư tử đực 'ghé thăm' và cái kết bất ngờ
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Hé lộ lời tiên tri của Gia Cát Lượng về Võ Tắc Thiên, cả thế giới 'sốc' khi biết được mối quan hệ hai người
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
CLIP: Voi nghĩa hiệp cứu tê giác khỏi nanh vuốt của sư sử nhưng nhìn lại cái kết mới 'sốc'