Thấy bò nhà bị sư tử tấn công, nông dân liều mình xông vào giải cứu
Sư tử rình bắt báo hoa mai từ phía sau và cái kết đầy bất ngờ / Bị bầy chó hoang 21 con truy sát, linh dương vẫn thoát chết khó tin
Đoạn clip về tình huống thót tim được một nhân chứng ghi lại tại ngôi làng Alidar, thuộc quận Gir Somnath (bang Gujarat, Ấn Độ), cho thấy khoảnh khắc một con sư tử cái đang tấn công bò nhà ngay trên đường.
Sư tử cái đã cắn vào cổ họng của bò nhà nhằm hạ gục con vật, tuy nhiên, bò cũng đã nỗ lực hết sức, quyết tâm chống lại kẻ săn mồi. Chỉ cần bò gục xuống, sư tử có thể dễ dàng kết liễu mạng sống của bò.
Tưởng rằng số phận của bò nhà đã bị định đoạt, thì "cứu tinh" của con vật bất ngờ xuất hiện. Chủ nhân của con bò khi nhìn thấy vật nuôi của mình bị đe dọa tính mạng đã tiến đến một cách đầy bình tĩnh.
Người nông dân này đã nhặt một viên đá ven đường, đồng thời liên tục hét lớn để đe dọa sư tử. Khi nhìn thấy sự xuất hiện của người đàn ông, sư tử đã hoảng hốt bỏ đi.
Đoạn clip về hành động xua đuổi sư tử để cứu bò nhà của người nông dân đã "gây sốt" sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội. Nhiều cư dân mạng đã bày tỏ thán phục với sự dũng cảm của người nông dân này, trong khi nhiều ý kiến cho rằng người đàn ông đã quá liều lĩnh khi đơn độc đối đầu với con sư tử hung dữ.
"Tôi biết với không ít nông dân nghèo tại Ấn Độ, bò là cả gia tài của họ. Nhiều người nuôi bò vì sự tôn thờ, do vậy, không quá ngạc nhiên khi người đàn ông đã liều lĩnh để cứu mạng bò trong tình huống này", một người dùng mạng xã hội Twitter bình luận sau khi xem đoạn clip.
"Dù vì lý do gì thì mạng sống của mình vẫn quan trọng nhất. Tôi cảm thấy người đàn ông này đã quá may mắn vì không bị con sư tử quay sang tấn công, nếu không ông ấy sẽ khó toàn mạng", một người dùng Twitter khác nhận xét.
Theo luật pháp tại Ấn Độ, việc giết mổ bò để lấy thịt là phạm pháp, vì đây là loài động vật linh thiêng trong tôn giáo. Tuy nhiên, bò vẫn được nuôi tại một số khu vực để lấy sữa.
Bò được xem là linh vật tại Ấn Độ, đặc biệt với những ai theo đạo Hindu, do vậy số lượng bò tại quốc gia này phát triển rất mạnh. Hiện có hơn 200 triệu cá thể bò tại Ấn Độ, tương đương 1/5 số lượng bò nhà trên thế giới.
Phần lớn bò tại Ấn Độ không có người chăn nuôi mà đi lang thang trên đường phố và có mặt ở khắp mọi nơi. Chúng kiếm ăn trong bãi rác hoặc được người dân cung cấp thức ăn như một cách để bày tỏ lòng kính trọng.
Trong khi đó, sư tử Ấn Độ là loài động vật có số lượng đang ngày càng sụt giảm do mất môi trường sống, bị xếp vào danh sách các loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Hiện sư tử Ấn Độ chủ yếu sống tại bang Gujarat.
Tính đến cuối năm 2022, số lượng sư tử Ấn Độ ước tính còn 670 cá thể.
Sư tử Ấn Độ có kích thước nhỏ hơn sư tử châu Phi, nhưng tính cách được đánh giá là hung dữ hơn (Ảnh: DownToEarth).
Sư tử Ấn Độ có kích thước nhỏ hơn sư tử châu Phi, nhưng hung dữ hơn rất nhiều. Bờm của sư tử Ấn Độ đực nhỏ và ít phồng hơn so với sư tử châu Phi đực.
Cá thể sư tử Ấn Độ đực trưởng thành cao từ 1,05 đến 1,2m, nặng từ 160 đến 190kg; trong khi đó cá thể sư tử cái trưởng thành cao từ 0,8 đến 1,1m và nặng từ 110 đến 120kg.
Trong khi sư tử châu Phi sống trên thảo nguyên, sư tử Ấn Độ sống trong môi trường rừng. Thức ăn chủ yếu của sư tử Ấn Độ là hươu, nai, linh dương bò lam, lợn rừng… đôi khi sư tử Ấn Độ tấn công gia súc thả rông tại các ngôi làng gần rừng để ăn thịt.
- Video: Thấy bò nhà bị sư tử tấn công, nông dân liều mình xông vào giải cứu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?