Thấy cây nấm màu cam, người đàn ông vội đào lên: Mọc từ xác sâu, là đông trùng hạ thảo?
Xác ướp người đàn ông 2.000 năm còn nguyên vẹn hé lộ lễ hiến tế rùng rợn / Người đàn ông nhặt được 1 hòn đá, chuyên gia hé lộ giá trị khiến dân tình ngã ngửa
Một người đàn ông đã phát hiện ra nhưng cây nấm lạ màu vàng cam nhú lên khỏi đám rêu xanh. Thấy lạ nên người này đã tiến hành đào chúng lên. Thật bất ngờ, bên dưới cây nấm này lại là xác của những con côn trùng.
Chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến đông trùng hạ thảo (Tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis) - một loại dược liệu quý hình thành trên xác của côn trùng (Xem chi tiết về đông trùng hạ thảo tại đây).
Đông trùng hạ thảo (bên trái) và nhộng trùng thảo (bên phải). Ảnh: Kemmurad
Nhộng trùng thảo (bên trái) và đông trùng hạ thảo (bên phải). Ảnh: Medifun
Thế nhưng hình dáng của loại nấm này lại rất khác biệt với đầu hình chùy và có màu vàng cam thay vì dạng đầu nấm màu nâu sẫm, đầu nấm như lưỡi mác của đông trùng hạ thảo. Vậy thực chất đây là loại nấm gì?
Xem video:
Nhộng trùng thảo - thảo dược thường bị nhầm với đông trùng hạ thảo
Thực tế, rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa đông trùng thảo với loại nấm có tên nhộng trùng thảo như trong video trên. Lý do là cả hai đều có đặc điểm chung là mọc lên từ xác của các loài côn trùng sống dưới mặt đất.
Tuy nhiên về hình dáng, vị trí mọc hay màu sắc, tính chất của chúng lại rất khác nhau; nếu nắm được các yếu tố khác biệt này thì chúng ta có thể dễ dàng phân biệt cả hai loại thảo dược trên một cách nhanh chóng.
Sự khác biệt | Đông trùng hạ thảo | Nhộng trùng thảo |
---|---|---|
Tên khoa học | Cordyceps sinensis | Cordyceps militaris |
Vị trí mọc | Đầu của côn trùng | Phân thân |
Hình dạng | Đầu nấm hình lưỡi mác, chỉ có 1 thân duy nhất | Đầu nấm dạng chùy, có nhiều thân mọc tua tủa |
Màu sắc | Màu nâu sẫm | Màu vàng, cam ngã hồng |
Giá trị dinh dưỡng | Cao | Thấp hơn nhiều |
Khả năng trồng nhân tạo | Chưa nước nào nuôi trồng thành công
| Dễ nuôi cấy nhân tạo |
Chiều cao nấm | 4 - 11 cm | 1 - 8 cm |
Phân bố ở độ cao | 0 - 2.000 m, thậm chí có thể nuôi trồng tại nhà | 3.000 - 5.000 m so với mực nước biển |
Vật chủ | Sâu bướm Thitarodes vùng Tây Tạng | Nhộng tằm, sâu bướm và côn trùng cánh cứng, cánh mềm. |
Do dễ nuôi cấy nên nhiều cơ sở doanh nghiệp đánh đồng sản phẩm của mình là 'Đông trùng Hạ thảo' và dễ gây nhầm lẫn cho người sử dụng. Như vậy, từ các đặc điểm khác nhau kể trên thì chúng ta có thể phân biệt được hai loại thảo dược này.
Mặc dù nhộng trùng thảo không có nhiều giá trị bổ dưỡng như đông trùng hạ thảo nhưng đây cũng là một loại dược liệu quý, có nhiều giá trị trong y học.
Giá của đông trùng hạ thảo là khoảng 1,5 -2 tỷ/kg, trong khi đó nhộng trùng thảo là khoảng 100-200 triệu/kg (theo Medifun). Người ta sử dụng nhộng trùng thảo để giúp người bệnh ăn ngủ khỏe, kháng khối u, kháng viêm, giảm mệt mỏi, tăng cường sinh lý...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Người đàn ông bất ngờ đào được nhộng trùng thảo, quý như đông trùng hạ thảo?