Khám phá

Thẻ gỗ cổ hé lộ chiếu chỉ tìm thuốc trường sinh bất lão của Tần Thủy Hoàng

Hầu hết các Hoàng đế Trung Hoa đều theo đuổi ước mơ được trường sinh bất lão. Và vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc - Tần Thủy Hoàng cũng từng ra lệnh tìm kiếm vị thuốc trường sinh.

Hé lộ bí quyết sống thọ của vị vua nổi tiếng Càn Long: Chỉ cần làm 3 việc này mỗi ngày / Huyền thoại về cụ ông trường thọ xuyên 3 thế kỷ

Tân Hoa Xã đưa tin, một bộ thẻ gỗ cổ vừa được khai quật ở tỉnh Hồ Nam có chứa mệnh lệnh từ Hoàng đến Tần Thủy Hoàng, yêu cầu tìm kiếm phương thuốc trường sinh bất lão trên quy mô toàn lãnh thổ, đi kèm đó là bản sớ phản hồi từ các quan chức địa phương.

Ông Zhang Chunlong, một nhà nghiên cứu thuộc Học viện khảo cổ học tỉnh Hồ Nam cho biết, chiếu chỉ của Hoàng đế thậm chí còn đưa tới những vùng biên ải xa xôi và các ngôi làng hẻo lánh trên lãnh thổ Trung Hoa cổ đại.

Chân dung khắc họa Hoàng đế Tần Thủy HoàngChân dung khắc họa Hoàng đế Tần Thủy Hoàng

Tần Thủy Hoàng, vị vua đầu tiên của Trung Hoa cổ đại, nổi tiếng là người luôn ám ảnh về cuộc sống ở bên kia thế giới và nuôi giấc mộng trường sinh bất lão. Ông là người sớm cho xây dựng khu lăng mộ khổng lồ dưới lòng đất tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, chứa hàng chục nghìn tượng binh mã bằng đất để bảo vệ Hoàng đế ở thế giới bên kia.

Từ việc nghiên cứu 36.000 thẻ gỗ tìm thấy vào năm 2002 tại một đáy giếng ở Hồ Nam, các nhà khảo cổ tìm thấy chiếu chỉ yêu cầu và các bản tấu sớ, người chật vật đáp ứng yêu cầu của Hoàng đế.

Theo những tư liệu ghi trên thẻ gỗ cho thấy, một ngôi làng có tên “Duxiang” dâng tấu họ chưa thấy được phương thuốc trường sinh, nhưng việc tìm kiếm vẫn đang tiếp tục. Một ngôi làng khác “Langya” cho rằng, “một loại thảo mộc lấy từ ngọn núi ở địa phương có thể là thứ đang cần tìm”.

Đội quân đất nung của Hoàng đếĐội quân đất nung của Hoàng đế

Những tư liệu này được ghi trên thẻ gỗ, kết nối với nhau bằng dây để tạo thành bản tấu sớ. Đây là phương pháp viết chữ trước kia của người Trung Quốc cổ, trước khi phát minh giấy được ra đời.

Dù rất nỗ lực, nhưng việc kiếm tìm phương thức trường sinh của vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa đã thất bại. Tần Thủy Hoàng qua đời năm 201 Trước công nguyên sau 11 năm trị vì.

 

Đội quân đất nung trong lăng mộ hoàng đế đến nay là Di sản văn hóa thế giới do UNESCO công nhận. Đây là điểm thu hút lượng lớn khách du lịch, đồng thời là biểu tượng của tinh hoa nghệ thuật và quân sự của Trung Quốc.

Không chỉ tạo nên đội quân đất nung, Tần Thủy Hoàng còn để lại rất nhiều thành tựu như thống nhất đơn vị đo lường, phát triển hệ thống đường xá, xây dựng đoạn tường thành đầu tiên của Vạn Lý Trường Thành, thống nhất tiền tệ.

Đội quân đất nung của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng

Đội quân đất nung được chôn dưới khu hầm mộ khổng lồ trong khoảng thời gian từ năm 201 đến 209 Trước công nguyên, với mục đích bảo vệ Hoàng đế ở thế giới bên kia.

Đây là điểm khảo cổ nổi tiếng nhất trên thế giới nằm tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, được người dân địa phương vô tình phát hiện ra khi đang đào giếng vào năm 1974. Kể từ đó, công cuộc khai quật khu lăng mộ khổng lồ được tiến hành.

 

Sử sách ghi lại, lăng mộ Tần Thủy Hoàng được xây từ năm 246 trước Công nguyên, sử dụng tới 700.000 nhân công và thợ thủ công trong suốt 38 năm ròng rã. Hoàng đế được chôn cùng quan tài với nhiều châu báu, một mô hình vũ trụ hoàn chỉnh được khảm ngọc, đặt trong dòng sông thủy ngân dùng để diệt khuẩn và gây độc chết người với bất cứ kẻ nào muốn phá mộ.

Hiện tại có 8099 pho tượng đất nung được khai quật khỏi lòng đất, mô phỏng hình dáng của lính bộ binh, cung thủ, tướng lĩnh trong các tư thế chiến đấu. Ngoài tượng binh mã còn có những cỗ xe ngựa mang kích thước giống ngoài đời thực. Quần thể tượng binh mã đặt trong 3 hầm mộ riêng biệt, với hầm thứ 4 trống rỗng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm