Thị trấn kim cương nằm giữa sa mạc bị “nuốt chửng” trong cát
Biển Chết đứng trước nguy cơ… chết dần / Bí mật nhà thờ đá gần 130 tuổi 'độc' nhất Việt Nam
Thị trấn nhỏ Kolmanskop từng là nơi rất thịnh vượng, nằm tại rìa phía nam sa mạc Namib trải dài ở Tây Phi. Vào những ngày đầu của thời kỳ hoàng kim, người ta có thể dễ dàng tìm thấy kim cương ở đây. Khi đó, hàng trăm gia đình người Đức đổ xô tới, phát triển thị trấn thành nơi sầm uất.
Kolmanskop dần phát triển như một thi trấn thu nhỏ của Đức. Cư dân xây dựng bệnh viện, phòng khiêu vũ, nhà máy điện, trường học, rạp hát, khu thể thao… Thậm chí, nơi này còn tự hào sở hữu chiếc máy chiếu X quang đầu tiên ở khu vực nam bán cầu và chiếc xe điện đầu tiên của châu Phi cũng xuất hiện tại đây.
Năm 1912, nơi này sản xuất tới 1 triệu carat kim cương, chiếm tới 12% tổng sản lượng toàn cầu. Các hệ thống máy móc hiện đại được đưa tới để khai thác đá quý. Nhưng tới năm 1930, nguồn tài nguyên tại đây cạn kiệt. Những mỏ kim cương cuối cùng bị khai thác hết. Giá kim cương sụt giảm nghiêm trọng sau thế chiến thứ 1. Các gia đình cuối cùng cũng lần lượt bỏ đi kể từ năm 1954. Và rồi từ đó, nơi này bị bỏ hoang.
Sau hơn nửa thế kỷ, thị trấn kim cương sầm uất năm nào đang bị cát sa mạc dần dần “nuốt chửng”. Trải qua thời gian, các căn nhà công trình xây dựng theo phong cách Đức đang chìm dần trong biển cát. Nhiều tòa nhà cổ kính bị tàn phá bởi gió và các đồi cát. Bên trong nhiều công trình hiện nay chỉ xuất hiện cát và cát.
Đến năm 1980, một công ty khai thác mỏ De Beers được thành lập, với mục đích bảo vệ một phần các giá trị lịch sử ở Kolmanskop. Đây là công ty liên doanh với chính phủ Namibia. Thị trấn hoang tàn này đến nay lại trở thành điểm đến du lịch và thu hút các nhiếp ảnh gia.
Vẻ đẹp hoang vắng xen lẫn sự tiêu điều của thị trấn “ma” gợi nguồn cảm hứng đặc biệt cho hàng ngàn nhiếp ảnh gia trên thế giới. Kolmanskop còn được các đạo diễn sử dụng làm bối cảnh quay các phim như The Dust Devil (năm 1993), The King Is Alive (năm 2000).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ