Khám phá

Thích khách đầu tiên của Trung Quốc: Không động thủ cũng khiến vua phải nghe theo ý mình

Trong "Binh pháp Tôn Tử", việc không đánh mà khiến người ta tự khuất phục là đỉnh cao nhất của thuật dụng binh.

Tìm ra vật thể bí ẩn đã "đè bẹp" Sao Hỏa / "Quái thú máy nghiền” 72,5 triệu tuổi là loài chưa từng biết

Tào Mạt được xem là thích khách đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người nước Lỗ, có sức khỏe nên đã được vua Lỗ Trang Công (693 - 662 TCN) phong làm tướng, sau đó cử đi đáng nước Tề nhưng toàn thua trận. Tuy nhiên, Lỗ Trang Công lại không hề trách phạt tướng của mình mà vẫn để ông giữ chức cũ.

Tào Mạt - Ảnh minh họa

Để rửa nỗi nhục này, khi Lỗ Trang Công buộc phải đi dự Hội chư hầu do Tề Hoàn Công mở tại ấp Kha, Tào Mạt đã xin đi cùng. Dù sợ Tào Mạt làm mất thể diện của mình nhưng vì sự năn nỉ khẩn khoản của bầy tôi mà Lỗ Trang Công cuối cùng cũng đồng ý.

Tào Mạt hộ tống Lỗ Trang Công - Ảnh minh họa

Sau khi vua Tề vua Lỗ làm lễ xong, Tề Mặc hùng hổ cầm chủy thủ bước đến chỗ vua Tề, nắm lấy tay áo rồi buông lời đe dọa:"Tề mạnh, Lỗ yếu, nước lớn xâm phạm nước Lỗ đã quá lắm. Nay thành nước Lỗ nếu sụp đổ thì đè cả đất Tề, nhà vua liệu đấy!".Quản Trọng sau đó vừa che chắn vừa khuyên nhủ Tề Hoàn Công nên vua Tề cuối cùng quyết định trả lại hết đất đai đã chiếm được cho nước Lỗ.

Thế nhưng thái độ hiên ngang của Tào Mạt lại khiến vua Tề vô cùng nóng mắt, muốn rút lại lời hứa. Nhờ lời khuyên của Quản Trọng ngài mới nguôi ngoai, vì đại sự mà bỏ qua. Quả thực sau đó Tề Hoàn Công đã trả lại đất cho nước Lỗ, nhờ vậy mà khiến các chư hầu thần phục, trở thành bá chủ chư hầu đầu tiên thời Xuân Thu. Có thể thấy, Tào Mạt tuy không động thủ với vua Tề nhưng hành động của hắn cũng bị xem là thích khách, cả gan uy hiếp vua để đạt được mục đích của mình.

Ảnh minh họa

Trong "Binh pháp Tôn Tử", việc không đánh mà khiến người ta tự khuất phục là đỉnh cao nhất của thuật dụng binh. Ở đây, Tào Mạt dù thua trên chiến tuyến nhưng lại lật ngược tình thế bằng lời nói hùng hồn và sự quả cảm của bản thân. Danh tính của ông vì vậy được lưu truyền muôn đời, hậu thế ngợi ca, tôn kính.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm