Khám phá

Thiên nga khác gì ngỗng, vịt trời?

Thiên nga là một nhóm chim nước cỡ lớn thuộc họ Vịt, cùng với ngỗng và vịt.

Thiên nga bất ngờ tấn công thí sinh bơi lội dữ dội / Ảnh đẹp: Thiên nga tạo hình trái tim

Các loài thiên nga ở Bắc bán cầu có bộ lông trắng tuyền nhưng các loài thiên nga ở Nam bán cầu có màu lông trắng và đen. Loài thiên nga đen của Úc có màu đen hoàn toàn ngoại trừ vài lông trắng trên cánh của chúng còn loài thiên nga cổ đen Nam Mỹ có cổ màu đen.

Thiên nga là biểu tượng của tình yêu và lòng chung thuỷ vì tập tính ghép đôi suốt đời.

Hầu hết thiên nga có chân màu ghi đen đậm, ngoại trừ hai loài ở Nam Mỹ, có chân màu hồng. Màu mỏ của chúng rất đa dạng: 4 loài sống ở vùng cận Bắc cực có mỏ đen với những mảng vàng bất quy tắc. Loài thiên nga trắng và thiên nga cổ đen có một cái bướu ở phần gốc của mỏ trên.

Thiên nga trắng được nhắc đến nhiều trong văn hoá châu Âu. Thiên nga là biểu tượng của tình yêu và lòng chung thuỷ vì tập tính ghép đôi suốt đời.

Trong khi đó, vịt trời và ngỗng đã quá quen thuộc ở Việt Nam. Hai loài gia cầm này đã được thuần dưỡng, nuôi đại trà.

Vịt trời sống theo bầy đàn.

Loài vịt trời sống theo bầy đàn. Vịt trời ghép đôi trong tháng 10, tháng 11 và làm tổ vào tháng 3 năm sau. Vịt trời mái xây tổ từ lá cây và cỏ, phủ lên tổ bằng những chiếc lông mao từ ngực của nó. Vịt trời mái đẻ trứng từ giữa đến cuối tháng 3, trung bình 12 quả trứng mỗi lứa. Vịt trời đực có trách nhiệm bảo vệ tổ và vịt mái.

 

Ngỗng nhà có khả năng canh gác.

Ngỗng nhà hay ngỗng nuôi là những con ngỗng được thuần hóa và chăn nuôi như một loại gia cầm để lấy thịt, trứng và lông ngoài ra người ta còn nuôi chúng để giữ nhà, canh gác khá hiệu quả do tiếng kêu báo động rất to. Ngỗng được thuần hóa ở châu Âu, Bắc Phi và châu Á. Ngỗng nhà châu Âu được thuần hóa từ ngỗng xám. Ngỗng nhà châu Á cùng một vài giống ngỗng nhà châu Phi có nguồn gốc từ ngỗng thiên nga.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm