Thiên thạch từng làm loài khủng long tuyệt chủng là nguyên nhân tạo nên những cánh rừng nhiệt đới ngày nay?
Cận cảnh dao găm sắc lẹm được làm từ thiên thạch / Tìm thấy mảnh thiên thạch của vụ nổ Tunguska
Khoảng 66 triệu năm trước, có rất nhiều loài khủng long sinh sống. Tuy nhiên một tiểu hành tinh lớn đã va vào Trái Đất, cụ thể khu vực ngày nay là Bán đảo Yucatán. Vụ va chạm lớn dẫn đến sự tuyệt chủng của hầu hết các loài trên hành tinh và khiến hành tinh bị bao phủ trong bóng tối do bụi và các mảnh vụn trong khí quyển.
Nhưng hệ quả đằng sau vụ va chạm thiên thạch có thể liên quan đến sự hình thành của nhiều cánh rừng nhiệt đới ngày nay và sự thay đổi trong cấu trúc thực vật ở nơi đó.
Một nghiên cứu mới đã làm sáng tỏ nguồn gốc của các khu rừng mưa nhiệt đới ngày nay và hứa hẹn giúp các nhà khoa học hiểu cách rừng mưa phản ứng với sự thay đổi khí hậu trong tương lai như thế nào.
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonian cho thấy, tác động của tiểu hành tinh đã kết thúc thời kỳ thống trị của loài khủng long cách đây 66 triệu năm và sự biến mất của 45% thực vật trong khu vực ngày nay là Columbia.
Sự tuyệt chủng của những loài thực vật đó đã nhường chỗ cho những loài thực vật có hoa thống trị các khu rừng mưa nhiệt đới hiện đại. Các nhà nghiên cứu cho biết, họ đã tìm kiếm hóa thạch thực vật nhiệt đới để xác định rừng mưa đã thay đổi như thế nào sau vụ va chạm với tiểu hành tinh.
Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra hơn 50.000 hồ sơ hóa thạch phấn hoa và hơn 6000 hóa thạch lá từ trước và sau vụ va chạm.
Trước nghiên cứu này, người ta biết rất ít về tác động của sự tuyệt chủng đối với sự tiến hóa của các loài thực vật có hoa hiện đang thống trị các vùng nhiệt đới ở Mỹ. Phấn hoa và bào tử thu thập được từ những tảng đá còn sót lại sau vụ va chạm cho thấy, dương xỉ và thực vật có hoa gần như chi phối toàn bộ các khu rừng mưa. Cây lá kim trước đó là giống cây phổ biến nhất ở đó nhưng sau vụ va chạm, chúng đã biến mất gần như hoàn toàn.
Các loài thực vật có hoa đã trở thành loài thống trị sau sự kiện trên và sự đa dạng của hệ thực vật phải mất tới 10 triệu năm sau mới có thể phục hồi. Hóa thạch lá tìm được cũng giúp nhóm hiểu hơn về khí hậu và môi trường địa phương trong quá khứ. Nhóm nghiên cứu cho biết, các cây rừng nhiệt đới trước tác động thường đứng tách xa nhau và cho phép ánh sáng chiếu tới lớp mặt đất của rừng.
Sau khoảng 10 triệu năm kể từ vụ va chạm, một số khu rừng nhiệt đới đã rậm rạp trở lại nhờ lá và dây leo tạo bóng mát cho những cây nhỏ và thực vật bên dưới.
Đáng tiếc, nhóm nghiên cứu chưa tìm thấy dấu vết của cây họ đậu trước vụ va chạm với tiểu hành tinh. Tuy nhiên sự đa dạng và phong phú của lá và vỏ cây họ đậu sau vụ va chạm là có. Cây họ đậu là một họ thống trị trong các khu rừng mưa nhiệt đới ngày nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
CLIP: Cầy mangut 'đánh úp' rắn hổ mang và cái kết khiến người xem 'sốc' nặng
CLIP: Đang mải mê húc nhau, linh dương impala bị sư tử tóm gọn và cái kết
CLIP: Khỉ chủ động tấn công rắn hổ mang chúa và cái kết bất ngờ
CLIP: Đi săn trâu rừng, sư tử nhận cái kết 'đắng ngắt'
CLIP: Bị đàn chó săn tấn công, báo đốm nhận cái kết ít ai đoán được