Thổ dân bí ẩn sống biệt lập trên đảo Sentinel
Bộ tộc độc nhất vô nhị trên thế giới lấy tro cốt người chết làm thức ăn, lý do nghe mà rùng mình / Tại sao người Ai Cập cổ đại lại cạo đầu và đội tóc giả?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Hòn đảo biệt lập
Nằm trong quần đảo Andaman thuộc vịnh Bengal, giữa Ấn Độ và Myanmar là một hòn đảo diện tích chỉ vỏn vẹn 37km vuông. Từ trên cao nhìn xuống, nó có hình dạng như một con chim với cái mỏ nghiêng về một bên. Rừng mưa nhiệt đới phủ kín bề mặt hòn đảo khiến người ta chỉ thấy một màu xanh ngút ngàn và không hề biết có cái gì ẩn giấu ở bên dưới.
Năm 1771, trên chiếc tàu Diligent của Công ty Đông Ấn, Thuyền trưởng John Ritchie là người đầu tiên phát hiện đảo Sentinel nhưng tàu của ông chỉ đi ngang mà không ghé vào bởi những rạn san hô bao quanh đảo. Nếu muốn lên đảo, chiếc Diligent phải thả neo ngoài xa vì đến gần sẽ mắc cạn.
Khi về London, Thuyền trưởng John Ritchie báo cáo vị trí của hòn đảo ấy với Hải quân Anh Quốc để bổ sung vào bản đồ nhưng do nó quá nhỏ nên chẳng ai để ý. Tuy vậy, Ritchie vẫn gọi nó làSentinel- nghĩa là "Lính gác". Cái tên Sentinel được các thuyền trưởng của Công ty Đông Ấn truyền tai nhau và dần dà, nó trở thành tên gọi chính thức.
Trên đảo Sentinel có một nhómthổ dânsống biệt lập, họ cự tuyệt việc tiếp xúc với người ngoài. Những năm cuối thế kỷ 19 đã có một tàu buôn đi qua ghé vào đảo, hệ quả là một số thủy thủ đã phải bỏ xác tại đây do dính mũi tên của những thổ dân.
Tiếp theo đó, một đoàn thám hiểm người Anh do Vidal Maurice dẫn đầu ghé vào đảo, nhưng họ đã không thành công vì cư dân ở đây đã lẩn trốn. Sau đó, đoàn thám hiểm đã gặp một gia đình gồm đôi vợ chồng thổ dân đã già cùng hai đứa con, ngồi thu mình trốn trong một bọng cây. Lập tức, họ bắt cả gia đình ấy đưa lên tàu, chuyển về Port Blair - là thủ phủ của quần đảo Andaman. Mặc dù nhóm của Marice cố gắng dụ dỗ bằng cách ra dấu, 4 thổ dân vẫn nhất quyết không mặc quần áo, không ăn những thức ăn của người Anh mà chỉ ăn cá sống. Do ngôn ngữ bất đồng, nhóm thám hiểm không khai thác được gì về cộng đồng thổ dân trên đảo Sentinal.
Ba tháng sau, đôi vợ chồng già lần lượt chết vì bệnh sưng phổi. Cuối cùng, Vidal Maurice quyết định đưa hai đứa trẻ lên tàu với một số quà tặng như dao găm, gương soi, chỉ ngũ sắc, bánh kẹo rồi thả chúng trở lại đảo Sentinel với hy vọng cử chỉ thiện chí ấy sẽ giúp tránh được những cuộc đụng độ khi họ tiếp tục tiến hành khảo sát hòn đảo.
Vào tháng 3/1970, nhà nhân chủng học Ấn Độ Triloknath Pandit cố gắng tìm cách liên lạc với thổ dân trên đảo nhưng lúc tàu của ông chỉ vừa mới tiến vào rạn san hô thì từ trong rừng, hàng chục thổ dân xuất hiện, tay cầm cung, miệng hò hét với thái độ không chấp nhận sự có mặt của những người lạ…
Tộc người Sentinelese bí ẩn
Theo các nhà nhân chủng học, nhiều khả năng người Sentinelese là hậu duệ của một trong những nhóm người đầu tiên rời khỏi châu Phi, họ đã đến đảo Sentinel từ 60.000 năm trước. Bằng cách hái lượm, đánh cá, người Sentinelese sống như thời nguyên thủy.
Họ biết sử dụng lửa nhưng lại không biết đến nông nghiệp và sống hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài. Thứ duy nhất có liên quan đến văn minh nhân loại là những mũi tên bằng sắt, được người Sentinelese chế tác từ những mảnh sắt thép ở vỏ tàu đắm.
Thổ dân nơi đây sống trong các túp lều xây dựng đối diện nhau, bên ngoài là những ngọn lửa được chăm sóc cẩn thận. Họ chế tạo những chiếc xuồng nhỏ, hẹp để đánh bắt gần bờ, khu vực phía trong rạn san hô. Ngoài đánh bắt cá, thổ dân trên đảo vẫn mưu sinh bằng cách săn bắn, hái lượm như người cổ xưa từ khoảng 10.000 năm trước.
Theo tường thuật của những người đã gặp họ, ngôn ngữ của họ xem ra chỉ gồm những tiếng "ao, on, ou". Dựa vào nhật ký hải hành của Thuyền trưởng Rajva mô tả về túp lều của họ và những ghi chép của nhóm thám hiểm Vidal Maurice, xã hội Sentinelese không sống theo chế độ quần thể mà có từng gia đình riêng. Thức ăn của họ chủ yếu là dừa, chim chóc, các loài bò sát, hải sản - nướng hoặc ăn sống.
Có rất ít hình ảnh về bộ lạc này, chủ yếu là hình chụp từ trên cao hoặc ngoài khơi do họ luôn quyết liệt chống trả khi có người cố gắng tiếp cận, từ các nhà thám hiểm châu Âu thời thuộc địa đến lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ. Người dân ở đây "đón" khách đến thăm hay những nạn nhân của các vụ đắm tàu, máy bay rơi bằng cung tên và mũi lao.
Hiện tại, Ấn Độ vẫn giữ quan điểm cấm tàu thuyền đến đảo Sentinel đồng thời thực hiện chính sách không can thiệp, không tiếp xúc với thổ dân trên đảo nhằm bảo vệ nếp sống nguyên thủy của họ. Thay vào đó, chính phủ cung cấp cho họ những vật dụng thiết yếu trong cuộc sống để họ dần tiếp cận với nền văn minh, chẳng hạn như hạt giống, con giống, dụng cụ chăn nuôi, nông nghiệp.
Bởi vậy, cho đến bây giờ, người Sentinelese vẫn sống như 60.000 năm trước, vẫn sử dụng cung tên khi thấy những con tàu lạ có ý tiến vào…