Thợ săn lật tẩy chiêu trò của rắn mũi hếch: Giả chết để qua mặt kẻ săn mồi
Kỳ quặc loài rắn kịch độc chỉ nằm nhử con mồi / LẠ: Thằn lằn bị nuốt vào bụng vẫn thò đầu cắn lại rắn:
Theo đó, một chuyên gia bắt rắn tên là James Dowling của tổ chức Houston County Georgia Snake Remobal & Relocations, đã ghi lại được một màn trình diễn giả chết ấn tượng của một con rắn mũi hếch phía đông. Đây là loài rắn bản xứ ở bang Georgia (Mỹ).
Đoạn video ghi lại chiêu trò giả chết của con rắn này đã thu hút hơn 280.000 lượt xem ở trên mạng xã hội Facebook.
Khác với nhiều loài rắn, khi gặp nguy hiểm, thay vì tìm cách lẩn trốn thật nhanh, hoặc lao đến tấn công một cách dữ dội,rắn mũi hếchlại chọn cách tự vệ đặc biệt. Đó làgiả chết.
Ban đầu, khi bị đe dọa, rắn mũi hếch sẽ đẩy phần mang phình to lên giống như rắn hổ mang, đồng thời tạo ra các tiếng rít. Tuy nhiên, nếu những chiêu thức phòng vệ này không hiệu quả và khiến kẻ săn mồi sợ hãi, nó sẽ chọn cách giả vờ chết.
Rắn mui hếch thường tỏ ra quằn quại dữ dội khi giả chết. Ảnh cắt từ video của James Dowling.
Ông James Dowling cho biết: "Như một cơ chế để tự vệ, rắn mũi hếch thường giả vờ chết với hy vọng bất kỳ mối đe dọa nào sẽ mất hứng thú với nó và bỏ đi".
Vị chuyên gia này chia sẻ thêm,một khi mối nguy hiểm qua đi, con rắn sẽ trở lại hoạt động bình thường và tiếp tục kiếm ăn.
Trên thực tế, mánh khóe giả vờ của loài rắn trên có tên khoa học làthanatosis. Loài rắn mũi hếch, hay gọi là rắn phì, nổi tiếng với hành vi kỳ lạ này. Đôi khi các nhà nghiên cứu cũng bắt gặp hành vi tương tự ở những loài rắn khác.
Lật tẩy mánh khóe giả chết của rắn mũi hếchTheo các chuyên gia, màn giả chết sẽ diễn ra theo trình tự như sau.Con rắn sẽ quằn quại dữ dội trong khoảng vài giây rồi nằm ngửa bụng, sau đó phần miệng của nó há to và thậm chí là để lưỡi ngoẹo sang một bên một cách đột ngột.
Giáo sư Mark O'Shea về bò sát học tại ĐH Wolverhampton ở Anh, giải thích rằng: "Hành vi giả chết dựa trên ý tưởng rằng hầu hết các loài động vật đều không ăn xác thối. Vì vậy, nếu con rắn giả chết, động vật săn mồi tiềm năng có thể để nó yên".
Ngoài ra, theo sách Herpetology, hành vi giả vờ chết thường đi kèm với hoạt động bài tiết. Điều này có thể thấy rõ trong đoạn video của Dowling. Cụ thể, khi con rắn mũi hếch quằn quại giãy giụa, chất bài tiết đã bắn qua cơ thể đầy vảy của nó. Mặc dù chưa rõ nguyên nhân dẫn tới điều này, nhưng các nhà khoa học cho rằng nó có thể liên quan đếnchế độ ăn của con rắn.
Theo ĐH Georgia, những con rắn mũi hếch phương đông có sở thích đặc biệt là ăn cóc độc và chúng miễn dịch với chất độc dùng để tự vệ của con mồi. Thế nhưng, một số chất độc này cũng có thể nằm ở trong phân rắn. Nó đóng vai trò hoạt động như một cơ chế hóa học bổ dung để giúp xua đuổi những kẻ săn mồi.
Hơn nữa, do kẻ săn mồi ngửi thấy mùi chất độc mà con rắn giả vờ chết bài tiết qua da nên chúng sẽ không mạo hiểm tiến đến gần.
Màn giả chết của rắn mũi hếch trông vô cùng ấn tượng với diễn xuất như thật.Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không nên cố tình làm phiền một con rắn mũi hếch ở trong môi trường tự nhiên bởi khi giả chết, nó đang rất sợ hãi. Áp lực cực độ này khiến cho nó tiêu tốn rất nhiều năng lượng.
Rắn mũi hếch thường không gây nguy hiểm cho con người. Ảnh: Newsweek
Các chuyên gia cho biết, rắn mũi hếch phía đông thường được tìm thấy ở khắp miền đông nước Mỹ và dễ dàng có thể nhận biết thông qua phần mũi đặc trưng.Loài rắn này dài khoảng hơn 1 mét và không gây nguy hiểm cho con người.
Ông Dowling cho biết, mặc dù được xếp vào loại có nọc độc nhẹ, nhưng độc tố của rắn mũi hếch chỉ gây hại cho con mồi và thường không gây hại cho con người. Tuy nhiên, giống như bất kỳ loài rắn nào khác, chỉ cần chúng ta để chúng được yên thì sẽ không bị chúng tấn công.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'