Thỏa sức bỏ túi ảnh đẹp với những rừng trúc đầy mê hoặc ít người biết ở Cao Bằng
Vẻ ấn tượng của hồ nước hình trăng khuyết lọt thỏm giữa sa mạc cằn cỗi / Vẻ cổ kính bí ẩn ở ngôi đình trăm tuổi ‘hợp nhất’ với cây bồ đề ở Tiền Giang
Càng khám phá, Cao Bằng càng khiến du khách ngỡ ngàng và thêm phần lưu luyến trước những cảnh sắc mà tạo hóa đã ưu ái ban cho vùng đất này. Một trong những nét đẹp ít được chú ý tại đây đó chính là các cánh rừng trúc như hiện lên từ trong tranh.
Toàn tỉnh Cao Bằng có hơn 3.400ha trúc, trong đó có hơn 1.600ha đã cho khai thác.(Ảnh: Cao Bằng Hóng)
Rời thành phố Cao Bằng tầm 100km hướng đến Lũng Pán, huyện Bảo Lạc, du khách sẽ được lạc vào mê cung sắc xanh của những hàng trúc bạt ngàn, sững sừng rợp bóng hai bên đường như đang vẫy gọi chào đón.
Chạy dọc theo đường quốc lộ 34, du khách có thể chiêm ngưỡng những khu rừng trúc uốn lượn bao quanh.(Ảnh: Phạm Thu Trang)
Rừng trúc thuộc địa phận Lũng Pán được xem là nơi trồng nhiều trúc bậc nhất Việt Nam để khai thác sử dụng, theo thời gian đã dần trở thành một điểm du lịch hấp dẫn.
Nhìn từ xa, hình ảnh những cây trúc uốn lượn, nghiêng mình bao bọc quanh con đường nhỏ mang một vẻ cuốn hút đến lạ lùng.
Con đường thêm phần trữ tình dưới sự tô điểm của hàng cây trúc bên đường. (Ảnh: Bùi Hoài)
Càng đi sâu vào bên trong, hàng ngàn cây trúc hiện ra ngày một dày đặc, đều tăm tắp hai bên lối đi càng tăng thêm nét trữ tình, thơ mộng. Không khí trong lành hòa lẫn mùi hương tự nhiên của từng lá trúc xanh mơn mởn và gốc cây rắn chắc càng khiến tâm trí khách tham quan thêm phần thư thái.
Càng vào sâu, trúc càng dày đặc như một mê cung. (Ảnh: Phạm Thu Trang)
Vào những ngày nắng đẹp, trời xanh cao và khô ráo là thời điểm lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng rừng trúc cũng như săn tìm các bức ảnh đẹp. Những tia nắng trên đỉnh đầu len lỏi lọt qua các tán lá, rọi xuống mặt đất làm tăng thêm phần huyền ảo nơi cánh rừng tươi tốt.
Rừng trúc Lũng Pán được nhiều bạn trẻ mê xê dịch ghé thăm trên hành trình khám phá Cao Bằng. (Ảnh: Phạm Thu Trang)
Bên cạnh khu vực Lũng Pán, cánh rừng trúc thuộc địa phận Nguyên Bình cũng là điểm đến lý tưởng để khám phá vẻ đẹp của trúc.
Rừng trúc xóm Bản Phường, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình phủ xanh cả một không gian với hàng nghìn cây trúc cao vút, vươn mình như chạm đến tận mây trời.
Rừng trúc Nguyên Bình hoang sơ và ấn tượng không kém Lũng Pán. (Ảnh: Cao Bằng Hóng)
Sự trong lành, mát mẻ miền sơn cước hiện lên qua từng con đường xuyên qua các gốc trúc. Chốc chốc, một cơn gió thổi qua mang đến một tổ hợp âm thanh giữa tiếng xào xạc của lá cây, đệm thêm tiếng chim hót, nghe thật yên bình và thư thái đến lạ.
Du khách thỏa sức chụp ảnh với không gian vắng lặng và thanh bình ở trong rừng. (Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn)
Dạo quanh rừng trúc, du khách không chỉ được thư giãn hòa mình với thiên nhiên mà còn thỏa sức sáng tạo với các góc check-in đầy ấn tượng.
Mặt trời rọi những tia nắng len lỏi xuyên xuống khu rừng xanh mát. (Ảnh: Cao Bằng Hóng)
Chẳng quá tráng lệ, hùng vĩ, những rừng trúc ở Cao Bằng chiếm lấy cảm tình của du khách bởi sự mộc mạc, hoang sơ và không gian yên bình, xanh trong hiếm có. Dù không quá nổi tiếng nhưng chắc chắn một chuyến đi ngắn đến với Lũng Pán hay Nguyên Bình sẽ đem lại nhiều kỷ niệm khó quên cho du khách.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Vén màn lý do Doãn Chí Bình làm nhục Tiểu Long Nữ nhưng lại không bị Dương Quá trả thù