Thoát chết dưới tay quân Thanh, vị tướng của Thái Bình Thiên Quốc tiết lộ 2 bí mật lớn lịch sử chưa từng ghi chép
Bí ẩn trong ngôi mộ cháu trai 10 đời của Chu Nguyên Chương: Lịch sử nhà Thanh phải viết lại! / Dân làng tìm thấy lưỡi dao han gỉ bên sông, định vứt đi thì chuyên gia đã can: Nó có thể thay đổi lịch sử đấy!
Cuộc khởi nghĩa nông dân cuối cùng trong triều đại cuối cùng của Trung Quốc - Phong trào Thái Bình Thiên Quốc có thể nói là thành công, nhưng trên một phương diện khác cũng là thất bại. Rất nhiều nhân vật lẫy lừng đã đi lên từ cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu này, trong đó không ít người có đóng góp hết sức to lớn.
Nhắc đến các nhân vật quan trọng của Thái Bình Thiên Quốc, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các Phiên vương, nổi bật nhất chính là Tứ đại Phiên vương. Tuy nhiên, ngoài bốn vị Phiên vương này, Thái Bình Thiên Quốc còn có nhiều nhân vật quan trọng khác, ví dụ như Lại Hán Anh.
Nhắc đến dòng họ Lại, có thể nhiều người không biết, rốt cuộc họ có quan hệ như thế nào với Thái Bình Thiên Quốc? Thật ra, vợ của Hồng Tú Toàn là Lại Hán Liên, và Lại Hán Anh chính là em ruột của bà, hay nói cách khác, người này chính là quốc cữu của Thái Bình Thiên Quốc.
Là em vợ của vua nhưng đi lên bằng thực lực
Lại Hán Anh gia cảnh bần hàn nhưng không hề cam chịu số phận mà nỗ lực cố gắng, chăm chỉ học hành để thay đổi vận mệnh. Ông ra khỏi sơn thôn nhỏ của mình, bắt đầu làm ăn và dần có chút vốn liếng. Đến năm 1891, vận mệnh của Lại Hán Anh mới thực sự có chuyển biến khi ông tham gia khởi nghĩa Kim Điền cùng anh rể, trở thành một trong những người đầu tiên gây dựng nên Phong trào Thái Bình Thiên Quốc.
Tuy tiếng tăm của Lại Hán Anh không bằng các nhân vật khác của Thái Bình Thiên Quốc, nhưng sự tồn tại của ông trong phong trào này thì không thể thiếu. Đáng kể nhất là sự kiện cứu thành Dương Châu vào năm 1853.
Năm ấy, thành Dương Châu bị quân Thanh bao vây, họ muốn giết hết tất cả người dân trong thành như muốn lặp lại vụ thảm sát "10 ngày ở Dương Châu" năm xưa. Đã là khởi nghĩa nông dân thì đương nhiên phải đặt lợi ích của nhân dân bá tánh lên hàng đầu. Vì vậy, Hồng Tú Toàn đã nhờ đến sự giúp sức của em vợ.
Khi ấy thế lực quân Thanh vô cùng hùng mạnh, ngay cả Lại Hán Anh cũng không biết liệu trận này có đánh nổi không. Nhưng ông vẫn nói với các binh sĩ rằng, nếu thắng lợi sẽ trở về Thiên Kinh, cùng hưởng thụ vinh hoa phú quý. Nếu thất bại, cùng lắm hi sinh thân mình ở Dương Châu chứ quyết không sống cho qua ngày đoạn tháng.
Lời của Lại Hán Anh đã khích lệ tinh thần binh sĩ, chủ tướng đã quyết tâm, binh sĩ không có lý gì để chùn bước, nhờ vậy mà tất cả đã anh dũng giết địch, không hề bị sự lớn mạnh của quân Thanh làm cho sợ hãi. Lại Hán Anh đã chỉ huy các binh sĩ dưới trướng đánh một trận huy hoàng.
Trước tài năng quân sự xuất chúng của Quốc cữu, Hồng Tú Toàn vô cùng tán dương, phong Lại Hán Anh lên chức Đông điện thượng thư, có thể nói là một bước lên mây. Lại Hán Anh không hề dựa dẫm vào quan hệ họ hàng mà hoàn toàn dựa vào năng lực của bản thân, quả thực hiếm có.
Nắm giữ hai bí mật to lớn, trước khi chết mới tiết lộ
Đáng tiếc cuộc cách mạng rầm rộ của Thái Bình Thiên Quốc cuối cùng thất bại, các lãnh đạo hầu như không một ai thoát nạn, thậm chí còn chết rất bi thảm.
Thế nhưng Lại Hán Anh lại may mắn sống sót, thậm chí còn sống đến 96 tuổi và nắm giữ hai bí mật lớn mà lịch sử Trung Quốc thậm chí chưa từng ghi chép.
Bí mật đầu tiên chính là một người con trai của Hồng Tú Toàn thoát chết, sau này còn lấy vợ sinh con.
Chuyện này khiến mọi người đều vô cùng ngạc nhiên vì con trai của Hồng Tú Toàn lại không bị giết, nhẽ nào có chuyện "lọt lưới"?
Khi Hồng Tú Toàn lên ngôi hoàng đế của Thái Bình Thiên Quốc, lập nên tam cung lục viện, hậu phi giai nhân nhiều vô kể, trong đó có một người khi Thiên Kinh sụp đổ đã mang theo đứa con trai nhỏ tuổi nhất tháo chạy đến An Huy. Sau đó người này tái giá, để con theo họ cha dượng, không còn mang họ Hồng nữa.
Bí mật thứ hai liên quan đến cái chết của Đông vương Dương Tú Thanh.
Nhiều người cho rằng cái chết của Đông vương có sự cho phép của Hồng Tú Toàn nhưng sự thật không phải vậy.
Hồng Tú Toàn không hề muốn giết Đông vương, thậm chí còn ra sức bảo toàn tính mạng cho Đông vương nhưng Bắc vương Vi Xướng Huy đã không nghe lời của Hồng Tú Toàn, tự ý giết chết Đông vương.
Bắc vương và Đông vương tuy đều là Phiên vương nhưng quan hệ giữa hai người này không hề tốt đẹp. Kể từ mới bắt đầu khởi nghĩa, Đông vương đã thường ức hiếp Bắc vương, thậm chí ép Bắc vương đại nghĩa diệt thân.
Bị chèn ép trong thời gian dài như thế, khó tránh khỏi việc Bắc vương oán hận Đông vương, nhưng vì Hồng Tú Toàn tin tưởng Đông vương nên Bắc vương không có cơ hội ra tay.
Khi Bắc vương bạn trận, biết việc này sẽ khiến Đông vương nắm đằng chuôi, sau này cũng khó sống nên Bắc vương đã ra tay trước, triệt hạ Đông vương.
Hồng Tú Toàn có lẽ sẽ trách mắng, nhưng tuyệt đối không giết Bắc vương, có khi còn vì tướng lĩnh thủ hạ không đủ mà trọng dụng.
Cân nhắc thiệt hơn xong, Bắc vương quả thật đã xuống tay giết Đông vương.
Hai bí mật kinh thiên này, nếu không nhờ Lại Hán Anh may mắn sống sót kể lại thì sẽ vĩnh viễn bị chôn vùi trong lịch sử. Tuy nhiên, để thông tin có tính xác thực hơn nữa, vẫn cần đến sự lên tiếng của những người thực sự liên quan.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao rắn lại sợ lươn? Hé lộ khả năng đặc biệt của lươn
Long bào của Tần Thủy Hoàng là màu đen, vì sao sau này không có hoàng đế nào dám mặc? Lý do rất thực tế
Để giải quyết những vấn đề 'sinh lý', người xưa đã phát minh ra một căn phòng như vậy, địa vị phụ nữ thấp đến đáng thương
CLIP: Rắn hổ mang kẹt đầu trong lon bia và hành trình giải cứu đầy kịch tính
Loại nấm vô cùng quý hiếm, trước đây là cống phẩm cho nhà vua, có giá hàng nghìn tỷ đồng, đắt hơn vàng cả nghìn lần
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang