Thời cổ đại các hoàng đế phát hành rất nhiều thánh chỉ, sau này những thánh chỉ đó đi đâu hết?
Sau khi nhà Thanh sụp đổ, ngự tiền thị vệ chuyên bảo vệ hoàng đế đã đi về đâu? / 4 cao nhân có uy danh và địa vị vượt xa hoàng đế, người đầu tiên khiến Chu Nguyên Chương hễ gặp là quỳ
Những thánh chỉ còn lưu lại tới ngày nay thường là từ thời nhà Thanh và Minh (hai triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc). Bởi vì thánh chỉ không dễ lưu trữ, đều được làm bằng lụa, để vài chục năm là đã mục nát hết rồi, cho dù thời gian không ăn mòn nó thì cũng sẽ bị chuột gặm.
Còn có một lập luận khác. Ví dụ như trong thời nhà Thanh, ai dám lưu trữ lại thánh chỉ của triều Minh nữa? Như thế chẳng phải là hành động muốn tạo phản, khôi phục lại triều Minh hay sao? Thế nên, người nhận được thánh chỉ của vua triều đại trước thường đều sẽ hủy hết đi, nếu có gan giữ lại thì cũng chỉ dám chôn dưới đất. Trong đất ẩm thấp, để 1 vài năm chắc chắn sẽ mục nát không còn chút gì. Thêm vào đó là việc tu sửa nhà cũ, hay lũ lụt hỏa hoạn,... thánh chỉ sẽ vì thế mà mất tích không ai biết. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến thánh chỉ bị hủy.
Thời Thanh cách thời đại hiện nay không quá xa, nhưng tại sao cũng chẳng thấy có mấy thánh chỉ còn lại? 108 năm trước vẫn còn là triều Thanh, những ai trường thọ có khi còn sinh ra trong triều đại nhà Thanh. Thánh chỉ của triều Thanh trong dân tộc Mãn chắc chắn cũng có cất giấu riêng.
Nhưng những vật báu gia truyền như thế, cho dù là có thì ai muốn đưa ra cho mọi người được thấy? Thêm vào đó, khi 8 nước liên minh xâm lược Trung Quốc đều đã mang rất nhiều văn vật của Trung Quốc đi, bao gồm cả thánh chỉ. Hiện nay cũng vẫn còn khá nhiều các thánh chỉ hiếm có được lưu trữ trong các viện bảo tàng nước ngoài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đại tá Bùi Quang Thận – Người cắm cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975
CLIP: Mãn nhãn trước màn tử chiến gay cấn của rắn hổ mang chúa và trăn gấm
CLIP: Cho sư tử ăn, người quản thú bất ngờ bị chúa sơn lâm tấn công và cái kết 'thót tim'
CLIP: Bị đàn cá sấu vây hãm, linh dương đầu bò vẫn có màn 'lội ngược dòng' khó tin
CLIP: Đang tắm bùn, lợn bướu bị sư tử truy sát và cái kết

Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'