Khám phá

Thời cổ đại có quyền đòi ly hôn hay không? Nếu có thì việc này diễn ra như thế nào để đảm bảo đôi bên đều có quyền lợi?

Ở thời cổ đại, ly hôn không chỉ hiếm hoi mà còn chịu sự chi phối bởi những quy tắc khắt khe, trong đó quyền lợi giữa nam và nữ không hề ngang bằng. Vậy, người phụ nữ có thể làm gì để bảo vệ chính mình trong một xã hội mà nam giới nắm quyền quyết định?

Tiết lộ loại đá quý Càn Long yêu thích bậc nhất / Tại sao triều Thanh kéo dài hơn 300 năm lại gần như chẳng có tạo phản dù có rất nhiều thân vương?

Trong xã hội phong kiến, ly hôn chủ yếu xuất phát từ ý muốn của người chồng. Nếu không còn muốn chung sống, người đàn ông có thể viết một bức thư từ hôn và buộc người vợ rời khỏi nhà chồng. Tuy nhiên, họ không thể tùy tiện làm điều đó mà phải dựa trên bảy lý do chính đáng, được gọi là “Thất xuất”.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bảy điều kiện cho phép ly hôn là:

Không có con – Việc sinh con, đặc biệt là con trai, là trách nhiệm lớn nhất của người vợ. Nếu không thể thực hiện nghĩa vụ này, người vợ có thể bị xem là vô dụng và bị ruồng bỏ.

Ngoại tình – Sự chung thủy của người phụ nữ là yếu tố quan trọng bảo vệ sự thuần khiết của dòng tộc. Nếu vợ lăng nhăng, chồng có quyền ngay lập tức đuổi ra khỏi nhà.

Bất hiếu với cha mẹ chồng – Trong xã hội xưa, người vợ không chỉ phục vụ chồng mà còn phải phụng dưỡng, nghe theo cha mẹ chồng. Nếu bị xem là không kính trọng gia đình chồng, người phụ nữ có thể bị ly hôn.

 

Ghen tuông – Vì chế độ đa thê, người vợ không được phép tỏ thái độ ghen ghét với các thiếp của chồng. Sự ghen tuông bị coi là làm loạn gia đình, làm mất hòa khí, thậm chí là lý do chính đáng để chồng từ hôn.

Nhiều lời – Người phụ nữ thời xưa phải biết giữ im lặng, không bàn chuyện thị phi. Một người vợ "lắm lời" có thể bị cho là mang đến xung đột, bất hòa trong gia đình.

Trộm cắp – Nếu bị phát hiện lấy tài sản của nhà chồng, người vợ sẽ lập tức bị ly hôn mà không cần xét đến hoàn cảnh.

Mắc bệnh hiểm nghèo – Khi một người phụ nữ mắc bệnh nan y hoặc bệnh truyền nhiễm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình mà còn bị xem là điềm xấu, đủ để người chồng ruồng bỏ.

Mặc dù quyền ly hôn thuộc về đàn ông, nhưng để tránh tình trạng người vợ bị ruồng bỏ vô tội vạ, luật pháp thời xưa cũng đặt ra ba trường hợp "Tam bất khứ" – tức ba tình huống mà người chồng không được phép ly hôn:

 

Người vợ không còn chỗ nương tựa – Nếu sau khi ly hôn, người vợ không có gia đình hoặc nơi nào để sống, người chồng bắt buộc phải giữ lại, không thể đuổi đi.

Đang chịu tang cha mẹ chồng – Nếu trong vòng ba năm sau khi cha mẹ chồng qua đời, người chồng không thể ly hôn để giữ đạo hiếu.

Vợ cùng chồng vượt qua giai đoạn nghèo khó – Nếu khi còn nghèo khó, người chồng cưới vợ, nhưng sau đó lại trở nên giàu có, anh ta không được phép bỏ vợ vì điều đó bị xem là vô tình bạc nghĩa.

Dù có những quy định bảo vệ phần nào quyền lợi phụ nữ, nhưng thực tế, ly hôn trong xã hội phong kiến vẫn là một hệ thống thiên vị nam giới. Người chồng có quyền quyết định số phận hôn nhân, trong khi người vợ gần như không thể phản kháng. Điều này phản ánh tư tưởng trọng nam khinh nữ tồn tại suốt nhiều thế kỷ, khiến quyền lợi của phụ nữ bị chèn ép và phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng.

Ngày nay, khi xã hội đã tiến bộ, những quy tắc hà khắc đó chỉ còn là tàn dư của quá khứ. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử, chúng ta càng trân trọng hơn những quyền tự do mà phụ nữ hiện đại đã đấu tranh để giành lấy.

 

Như Ý (Sohu)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm