Thời cổ đại lên triều sớm như vậy, các đại thần mấy giờ thức dậy? Họ sống ở đâu?
Nữ quan giỏi tiếng Anh và am hiểu về phương Tây của Từ Hy Thái Hậu là ai? / Kính viễn vọng James Webb chụp được ảnh 'quái vật vũ trụ' bí ẩn trong không gian
Vào thời cổ đại, thời gian lên triều vào khoảng 5 đến 7 giờ sáng, nếu như vào mùa hè thì không sao nhưng vào mùa đông thì sẽ thế nào? Có người sẽ thắc mắc rằng, thời cổ đại các quan thần trước khi lên triều thường ở đâu? Đầu tiên là nghỉ ngơi một chút, hay là sẽ đi một mạch từ nhà lên triều? Vậy sau khi lên triều xong thì sẽ đi làm việc ở đâu? Hay là có thể về nhà nghỉ ngơi?
Ảnh minh họa.
Đầu tiên, thời gian lên triều buổi sáng trong thời cổ đại.
Chúng ta phải chú ý rằng, trong những triều đại khác nhau, thời gian lên triều của hoàng đế và các đại thần cũng khác nhau, thậm chí trong một số triều đại còn không có thói quen lên triều buổi sáng. Ví dụ như thời vua Vạn Lịch chấp chính, nửa sau thời kỳ ông cầm quyền về cơ bản đã ở trạng thái suy đồi, bại hoại, thế nên đừng nói là lên triều buổi sáng, ngay cả việc gặp mặt hoàng đế cũng không có cơ hội.
Dưới sự ràng buộc của chế độ bình thường hoặc các triều đại bình thường khác thì thời gian lên triều vào khoảng từ 5 đến 7 giờ sáng là kết thúc. Nếu như có việc trọng đại, có khả năng sẽ kéo dài đến 8 giờ sáng hoặc thậm chí là 12 giờ trưa. Có khi cũng sẽ còn kéo dài đến hết ngày.
Việc này đã từng xảy ra trong lịch sử, thông thường nếu như thực sự có thể kéo dài cuộc họp đến 12 giờ trưa, vậy có nghĩa là trên triều có sự chia rẽ bè phái nghiêm trọng, ý kiến của hai bên xung đột nhau, hoặc trên triều có vấn đề trọng đại cần phải giải quyết. Vì thế, đối với trường hợp thông thường mà nói, thời gian lên triều buổi sáng thường bắt đầu từ lúc 5 giờ sáng. Vậy thì các quan thần mấy giờ thức dậy?
Các quan thần thường sẽ phải thức dậy lúc 3 hoặc 4 giờ sáng, những quan thần sống cách hoàng cung khá gần thì là vậy. Vì họ không thể nào vừa thức dậy đã mơ mơ màng màng lên triều, họ phải có thời gian để chuẩn bị làm việc. Đầu tiên là vệ sinh cá nhân, sau đó cần sắp xếp tài liệu cần thiết, không thể đợi đến lúc hoàng đế hỏi lại nói rằng mình không biết được.
Hơn nữa, nếu có tấu sớ cần trình lên thì cũng phải chuẩn bị từ trước, nói chung là phải chuẩn bị rất nhiều thứ, còn có cả quan phục chỉnh tề để lên triều. Vì thế, trong trường hợp bình thường như vậy, các quan thần thường phải thức dậy từ lúc 3 hay 4 giờ sáng.
Thứ hai, thời gian ngủ dậy của các quan thần thời cổ đại.
Như bên trên đã nói, thời gian thức dậy của họ thông thường là từ khoảng 3 hay 4 giờ sáng. Nhưng có một điểm khác nữa cần chú ý, đó là giá nhà đất trong thời cổ đại cũng rất đắt đỏ. Đặc biệt là giá nhà đất ở kinh thành, trong bất kỳ triều đại nào, bất kỳ kinh thành của quốc gia nào, những căn nhà càng gần trung tâm chính phủ thì giá cả càng đắt đỏ.
Nhưng những quan viên bình thường, đặc biệt là quan tam phẩm, tứ phẩm cũng không phải là người cực kỳ giàu có, nên cũng chưa chắc đã mua được nhà ở gần hoàng cung. Những quan tam phẩm hoặc tứ phẩm có một số người là quan văn, không làm ở các nha môn nên thường sẽ chẳng kiếm được bao nhiêu tiền. Muốn mua được một căn nhà ở khu trung tâm là điều vô cùng khó, trừ phi là nhà do triều đình đặc biệt cấp cho.
Đối với những quan thần cấp thấp mà nói thì thời gian từ nhà lên triều cũng tốn khoảng 2 đến 3 tiếng, vậy thì phải làm thế nào? Thông thường sẽ là phải dậy thật sớm, có thể là phải thức dậy từ 1 hay 2 giờ sáng.
Thứ ba, sau khi lên triều xong thì các quan thần sẽ làm gì?
Bình thường, theo nguyên tắc, trước khi lên triều, họ không được ăn uống gì. Tại sao lại vậy? Nếu như uống quá nhiều nước, khi lên triều mà muốn đi vệ sinh thì phải làm thế nào? Không lẽ xin phép Hoàng đế cho đi vệ sinh? Như vậy thì còn ra thể thống gì nữa? Để tránh trường hợp này xảy ra, đa phần họ sẽ không dám ăn hoặc uống nhiều trước khi lên triều.
Điểm này chúng ta cũng cần thông cảm, bụng đói lên triều xong có thể kiếm chỗ nào đó ăn chút đồ lót dạ, thông thường bên ngoài hoàng cung có bán đồ ăn vặt, những thứ đồ này khá đắt nên thường chỉ để cung cấp cho các quan lại ăn.
Đối với những đại quan quyền cao chức trọng hoặc quan nhất phẩm, nhị phẩm trong triều, sau khi lên triều xong có thể về nhà nghỉ ngơi. Nhưng có một số các quan thần thì không thể. Ví dụ có những quan thần, họ cần phải trực ban hoặc làm một số nhiệm vụ, hoặc phải thực hiện những vấn đề được đưa ra trong cuộc họp buổi sáng trên triều.
Những việc này đều cần các quan thần lập tức thực hiện, những ai không liên quan thì có thể nghỉ ngơi hoặc tới cơ quan ngồi chơi xơi nước, vì trong thời cổ đại đương nhiên cũng có tình trạng tới cơ quan ngồi chơi cho hết giờ.
Thứ tư, mỗi ngày các quan thần đều phải dậy sớm sao?
Có người sẽ nói, khi Hoàng đế lên triều buổi sáng thì các quan lại cũng không được phép đến muộn, vì thế họ còn phải đến sớm hơn cả Hoàng đế. Không sai, đó là trường hợp chung, nếu như các quan đến muộn thì không hay chút nào. Nhưng liệu có phải là ngày nào họ cũng phải dậy sớm như thế? Thực tế không phải như vậy.
Trong trường hợp cực đoan, ví dụ như hoàng đế là một người cuồng công việc, vậy thì không nói làm gì, vì đối với những người cuồng công việc thì việc phải dậy sớm thường xuyên để lên triều là việc bình thường. Nhưng ngoài trường hợp cực đoan này ra thì đa phần các hoàng đế, mỗi tuần chỉ 1 - 2 lần lên triều buổi sáng mà thôi.
Cũng có một số trường hợp là dựa theo chu kỳ. Ví dụ cứ 10 ngày thì họp 3 lần, mỗi tháng khoảng 10 lần, cũng có nghĩa là các quan đại thần cần dậy sớm 10 ngày trong tháng, thời gian còn lại thì đều làm việc bình thường.
Thời cổ đại không có điện, cũng không có quá nhiều hoạt động giải trí, thông thường thì sẽ đi làm lúc trời sáng và về nhà nghỉ ngơi lúc trời tối. Cũng có nghĩa là 6 đến 7 giờ tối đã ngủ nghỉ rồi. Bởi vậy nên việc 2 hay 3 giờ sáng thức dậy thì cũng là chuyện rất bình thường, đặc biệt là đối với những quan viên này mà nói, dinh dưỡng đầy đủ, ngủ nghĩ đều đặn, chẳng qua chỉ là ngủ dậy sớm hơn một chút mà thôi.
Vì thế, nhìn chung thì các quan đại thần thời cổ đại cũng không vất vả trong việc lên triều buổi sáng như chúng ta nghĩ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ