Khám phá

Thời cổ đại nói đến tam thê tứ thiếp có thật là cưới ba thê tử bốn tiểu thiếp về nhà không?

Trong hôn nhân thời cổ đại, nam nhân chính là đại diện cho trời, giữ vai trò quan trọng, làm chủ gia đình. Nữ nhân luôn phải phụ thuộc vào đàn ông, là công cụ nối dõi tông đường, sinh con đẻ cái. Vì vậy mà họ không hề có tiếng nói.

Ba thần đồng thông minh nhất thời cổ đại: Được Khổng Từ, Tào Tháo coi trọng, đáng tiếc không ai sống qua 20 tuổi / Nguồn gốc lịch sử của pháo hoa: Từ thời cổ đại đến hiện đại

Đó chính là cái mà chúng ta hay nói ở nhà theo cha mẹ, ra ngoài theo chồng, hầu như không hề có chút địa vị nào của mình.

Đặc biệt ở phương diện hôn nhân, đàn ông có thể tam thê tứ thiếp nhưng người phụ nữ xưa chỉ có thể có một người chồng. Nếu như bị viết thư bỏ vợ hay tái giá chỉ có thể nhận hết mọi nhục nhã, áp bức và lăng nhục không ngừng, cả đời cũng đừng mong ngóc đầu lên làm người. Như vậy có gọi là "tam thê tứ thiếp" cụ thể chỉ điều gì trong xã hội ngày xưa?

tam-the-tu-thiep-01.jpeg 0

Ảnh minh họa.

Ngày xưa luôn tồn tại tư tưởng "Trai tam thê tứ thiếp" nhưng làm phận gái thì phải chính chuyên chỉ có một chồng. Vậy "tam thê tứ thiếp" có thật sự là cưới một lần ba thê tử, bốn tiểu thiếp hay không? (Ảnh minh họa)

Câu thành ngữ "Tam thê tứ thiếp" này cũng không phải vừa mới bắt đầu đã tồn tại. Nó xuất phát từ sau thời Minh Thanh, trong khoảng thời gian từ công nguyên năm 1368 - 1644 khi Lý Ngư sáng tác tác phẩm "Phong tranh ngộ" mới xuất hiện. Sau đó mới được lưu truyền rộng rãi. "Tam thê" ở đây ý chỉ đích thê, thiên thê và hạ thê. Trong đó, đích thê là vợ cả mà chúng ta thường nói đến, cũng là thật sự có danh có phận, dùng kiệu lớn 8 người khiêng rước về nhà, danh chính ngôn thuận được gả vào cửa nhà chồng. Còn hai vị thiên thê và hạ thê kia thực chất đều là hữu danh vô thực, có danh nhưng không có phận.

tam-the-tu-thiep-02.jpeg 0

(Ảnh minh họa)

 

 

Người đàn ông ngày xưa một đời nhất định phải có một người vợ cả gọi là đích thê. Hơn nữa, vợ cả đều sẽ được lựa chọn có gia cảnh tương xứng, có địa vị tương đối cao. Dù thế nào thì vợ cả chính là bộ mặt của người đàn ông ngày xưa nên phải rất chú ý đến việc tu dưỡng bản thân cùng với bối cảnh gia đình, có học vấn và phẩm hạnh được lựa chọn kĩ lưỡng. Đương nhiên, bản thân người đàn ông cũng không thể quá kém cỏi, không chỉ phải có sính lễ phong phú, hơn nữa còn phải đem chuyện quản lý gia đình hay còn gọi là hậu phương lại cho vợ cả toàn quyền. Vì vậy mà người vợ cả trong lòng chồng sẽ có địa vị cao nhất trong những người phụ nữ khác, được hưởng quyền lợi và được bảo vệ quyền lợi của mình.

 

tam-the-tu-thiep-03.jpeg 0

(Ảnh minh họa)

 

 

Ngoài ra, hai vị thê tử kia gồm thiên thê và hạ thê hay còn gọi là vợ hai, vợ ba thì chỉ là thê tử trên danh nghĩa, quyền lợi ngang với tiểu thiếp bình thường. Nói chung thực tế cũng đều là tiểu thiếp hay còn gọi là vợ bé, chỉ có điều thay đổi một kiểu xưng hô khác mà thôi. Người đàn ông ngày xưa muốn nạp thêm tiểu thiếp vào nhà nhất định phải thông qua ý kiến của vợ cả. Tuy rằng cuối cùng không nhất định phải nghe theo lời vợ cả nhưng ít nhất phải dành cho người vợ cả sự tôn trọng. Thông thường vợ cả cũng sẽ đều đồng ý, có khi còn thay phu quân cưới tiểu thiếp về nhà. Bởi lẽ chỉ có như vậy mới thể hiện được mình là người thông tình đạt lý, dịu dàng thùy mị, hiền thục, có phẩm đức hơn người, bằng không sẽ dễ dàng bị người đời lên án là ích kỷ, nhỏ nhen.

tam-the-tu-thiep-04.jpeg 0

(Ảnh minh họa)

 

 

Vào thời Xuân Thu (từ năm 772-481 TCN), phàm là người con gái có gia cảnh giàu có gả vào nhà chồng đều sẽ mang theo bên mình hai nha hoàn cũng như của hồi môn. Đồng thời những nha hoàn hồi môn này thực tế chính là người sẽ thay thế tiểu thư của mình chăm sóc chồng nếu tiểu thư không tiện, cũng chính là vợ thứ hay thiếp của chồng. Các nàng không chỉ mang chức trách làm nha hoàn hầu cận tiểu thư mà còn phải kiêm luôn việc hầu hạ chồng của tiểu thư sau khi gả đi. Loại tập tục hồi môn này vẫn luôn tồn tại, người đàn ông khi cưới vợ cả cũng chính là cưới luôn thiên thê và hạ thê vào cửa. Hơn nữa bản thân người đàn ông ngắm thấy được hoặc cha mẹ lựa chọn chỉ định thì sẽ nạp vào thêm tứ thiếp (bốn người vợ bé) hay có thể nhiều hơn. Vậy nên, "tam thê tứ thiếp" cũng không phải chỉ nói đến ba thê tử, bốn tiểu thiếp mà là để hình dung cho việc đàn ông ngày xưa có thể cưới nhiều thê thiếp, có nhiều vợ lớn vợ bé.

tam-the-tu-thiep-05.jpeg 0

(Ảnh minh họa)

 

 

Với lại, người xưa không hẳn ai ai cũng có thể nạp nhiều thê tử và tiểu thiếp như vậy, bởi vì đầu tiên phải có đủ tài lực mới có thể nuôi sống nhiều người như vậy trước đã. Vậy nên tình trạng này chỉ tồn tại ở các gia đình quyền quý, giàu có. Người dân bình thường tự mình lo bản thân ấm no đã là cả vấn đề, có thể lấy được vợ cũng là điều rất may mắn rồi, rất khó có thể "tam thê tứ thiếp". Thế nhưng cũng không phải cứ có tiền liền có thể có "tam thê tứ thiếp", thời đại khác nhau thì yêu cầu khi cưới vợ đối với đàn ông cũng khác nhau rất nhiều. Ở thời Hán triều, chỉ có những thần tử có công với triều đình mới có thể lấy 8 người vợ về nhà còn quan chức bình thường chỉ có thể cưới 3 người vợ gồm thê thiếp. Người đàn ông nếu không phải quan chức thì không thể cưới thêm vợ nhỏ. Đến thời Nguyên triều, người đàn ông bình thường chỉ khi vợ cả không thể sinh con mới được phép cưới thêm vợ bé, nếu không sẽ phải chịu trừng phạt tương ứng.

tam-the-tu-thiep-06.jpeg 0

(Ảnh minh họa)

 

 

Thực tế nhìn lại lịch sử, phần lớn vẫn thi hành chế độ một vợ một chồng, dù sao đại đa số đều là người dân nghèo khổ, coi trọng vần là toàn tâm toàn ý. "Tam thê tứ thiếp" này cũng chỉ là từ chuyên dụng cho thành phần quyền quý, giàu sang trong xã hội xưa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm