Hoàng tử thời cổ đại đã học hành chăm chỉ như thế nào?
10 sự thật kỳ lạ nghe có vẻ lạ nhưng đã được khoa học chứng minh / Điều có 1-0-2 trong triều đại nhà Thanh: Chức quan quyền lực hơn Hoàng đế, chỉ 2 người dám nhận
Hoàng tử được vạn người yêu mến, có địa vị cao quý, từ nhỏ đã không phải lo cơm ăn áo mặc. Khi lớn lên, rất có thể sẽ trở thành Hoàng đế. Tuy nhiên, không phải vì được “ngậm thìa vàng” từ trong trứng nên không phải làm gì cả, những hoàng tử này vẫn phải học tập, rèn luyện, thậm chí cường độ gấp mấy lần người bình thường.
Các Hoàng đế của nhà Thanh đã học được bài học lịch sử của các triều đại trước và rất coi trọng việc giáo dục hoàng tử, hơn nữa các hoàng tử của nhà Thanh đều nhập học từ rất sớm, học thời gian rất lâu, có nội quy nghiêm ngặt và phải trải qua nhiều khóa học khác nhau.
Sau khi chiếm Trung Hoa của nhà Minh, các hoàng đế nhà Thanh đã từng bước cải thiện hệ thống giáo dục và thiết lập một cơ sở giáo dục đặc biệt cho các hoàng tử.
Khi các hoàng tử được 6 tuổi, họ tập trung chủ yếu vào nghiên cứu. Ngày khai trường do chính Hoàng đế chọn, thầy của các hoàng tử cũng do hoàng đế bổ nhiệm và được gọi là "sư phụ". Hoàng đế đã chọn ngày lành tháng tốt để hoàng tử khai giảng. Nội quy đi học cũng vô cùng nghiêm ngặt, khi đọc sách phải ngồi ngay ngắn, thẳng lưng, mùa hè không được dùng tay quạt, khi ăn thì thầy ăn trước.
Mỗi ngày, các hoàng tử bắt đầu học trong phòng lúc 3 giờ sáng. Không ai được lười biếng trong lớp, nếu thầy giáo phát hiện hoàng tử lười biếng thì họ sẵn sàng áp dụng các hình phạt như đứng lớp, chép phạt… Không chỉ có thầy giáo sẽ bị giám sát nghiêm ngặt mà hoàng đế cũng thỉnh thoảng đến kiểm tra tình hình học tập, nếu bị phát hiện lơ là việc học sẽ bị nghiêm trị.
Giáo dục trong Hoàng gia của triều nhà Thanh là nền giáo dục quý tộc văn võ song toàn (Ảnh minh họa)Mỗi ngày từ khi vào học đến chiều tan học, không được phép tự ý ra về. Nếu đến giờ ăn cơm mà một vị hoàng tử nào đó chưa hoàn thành khóa học do sư phụ sắp xếp, thì tất cả các hoàng tử cùng tham gia khóa học cũng sẽ không được ăn. Số lần giải lao trong ngày không được quá hai lần, nếu thực sự muốn nghỉ phải được sự đồng ý của giáo viên.
Ngoài ra còn có nhiều khóa học riêng cho các hoàng tử học. Trong thời nhà Thanh, không chỉ có học lịch sử, văn hóa mà còn cả quân sự và cưỡi ngựa đã trở thành một khóa học bắt buộc đối với các hoàng tử. Sau khi tan học vào lúc 3 giờ chiều mỗi ngày, các hoàng tử không thể thư giãn luôn mà phải tham gia một "lớp học thể lực", tức là cưỡi ngựa bắn cung. Các hoàng tử lớn lên một chút và sẽ tháp tùng hoàng đế trong các chuyến đi săn.
Dưới sự giáo dục nghiêm khắc, có lộ trình thì trình độ văn hóa và đạo đức của các hoàng tử thời nhà Thanh đã vượt xa những người thuộc thế hệ trước. Không ai muốn con mình thua ngay từ vạch xuất phát. Chúng ta có thể học hỏi phương pháp giáo dục của các hoàng tử triều Thanh, tận dụng lợi thế và tránh sai lầm, đồng thời cố gắng giáo dục con cái theo một cách khác độc đáo và phù hợp hơn để có thể tạo tiền đề giúp trẻ phát triển toàn diện sau này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ