Khám phá

Thời nhà Thanh, người phụ nữ nào được phép ăn ở với phò mã?

Việc phò mã 'sống thử' như vợ chồng với người phụ nữ này không những là bắt buộc mà còn do chính hoàng hậu chỉ định.

Chỉ là hậu bối, Tôn Quyền có "vốn liếng" nào để cùng Tào Tháo, Lưu Bị tranh đoạt thiên hạ? / Lời trăn trối của Từ Hi Thái hậu trước khi qua đời, 400 chữ gói gọn lý tưởng một đời người

Lâu nay ai trong chúng ta cũng lầm tưởng rằng phò mã là danh xưng của chồng công chúa. Thế nhưng ban đầu, người ta dùng cách gọi phò mã để chỉ chức quan phò mã đô úy. Bắt đầu từ thời nhà Tần, phò mã đô úy vốn không phải chức vị cao, gần như là phu xe, chịu trách nhiệm về chuyện đi lại của hoàng đế.

Phò mã hầu hết đều tài giỏi, có ngoại hình, đôi khi xuất thân còn vô cùng hiển hách - Ảnh minh họa

Đến thời nhà Ngụy, nhà Tấn, vị thế của chức quan này đã dần được thay đổi. Theo đó, Hà Yến sống vào thời nhà Ngụy, vốn là cháu Đại tướng quân Hà Tiến (cuối thời Đông Hán), con nuôi Tào Tháo kiêm nhà huyền học thời Tam quốc, khi đang làm phò mã đô úy đã lấy vợ là công chúa. Đến thời nhà Tấn, Vương Tế cũng giữ chức phì mã đô úy đã được hoàng đế nhà Tấn gả con gái cho. Từ đó, phò mã trở thành danh xưng của chồng công chúa. Đến thời nhà Thanh - triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Quốc, phò mã mới được đổi thành "ngạch phò", mang ý nghĩa trang trọng và cho thấy sự nâng tầm vị thế của vị trí này.

Hoàng hậu chỉ định cung nữ làm 'cách cách thử hôn' cho công chúa - Ảnh minh họa

Để trở thành phò mã, dĩ nhiên sẽ có nhiều yêu cầu như môn đăng hộ đối, xuất thân giàu sang hoặc là con cháu danh gia vọng tộc, đôi khi còn phải có chức tước, địa vị cao trong xã hội, triều đình. Tuy nhiên, tiêu chí mỗi thời mỗi khác, như thời nhà Tống, các hoàng đế thường thích những chàng rể giỏi giỏi văn chương nên sẽ ưu tiên chọn các tiến sĩ; Thời nhà Minh, Chu Nguyên Chương chủ trương gả con gái cho những gia đình không phải quan chức, nói cách khác là thường dân, vì muốn ngăn chặn các thế lực mạnh can thiệp chuyện triều chính. Tựu chung lại, xuất thân, gia thế của phò mã không nhất định phải xuất chúng nhưng hầu hết phải là những nam nhân tài giỏi và có ngoại hình.

Thế nhưng, con đường làm phò mã không hề đơn giản đến thế. Vì sự kiện công chúa Vĩnh Ninh thời nhà Minh lấy phải chồng bị bệnh lao, trở thành góa phụ sau 2 tháng lên xe hoa mà thời nhà Thanh đã có những sự thay đổi trong cách tuyển chọn phò mã. Phò mã nhà Thanh buộc phải trải qua 1 tháng sống thử với "cách cách thử hôn" - cung nữ do chính hoàng hậu lựa chọn. Người này có nhiệm vụ quan sát, ghi chép về các thói quen, tật xấu (nếu có) của phò mã rồi bẩm báo lại. Họ cũng trải qua chuyện chăn gối vợ chồng để xem phò mã có sức khỏe tốt và có thể làm công chúa mang thai hay không.

Thử hôn 'qua cửa' thì nam nhân được chọn mới chính thức trở thành phò mã - Ảnh minh họa

Biện pháp thử hôn thời nhà Thanh trên thực tế tốt cho công chúa và phò mã, nhưng lại thiệt thòi cho "cách cách thử hôn". Những cung nữ này không chỉ mất đi trinh tiết mà còn không được phép nảy sinh tình cảm với phò mã, nếu không sẽ bị phạt, thậm chí là xử tử.

- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm