Khám phá

Thời Trung Hoa cổ đại rất phổ biến hôn nhân cận huyết giữa anh chị em họ, chẳng lẽ họ không sợ sinh con bị dị tật hay sao?

Trên thực tế, có nhiều lý giải cho sự phổ biến của hôn nhân cận huyết ở thời Trung Hoa cổ đại.

Hé lộ bí mật về những tuyệt chiêu phòng the của 3 mỹ nhân Trung Hoa xưa khiến đàn ông mê đắm / Tài sản của tam đại cao thủ võ thuật giàu nhất Trung Hoa

Người Trung Hoa xưa thường nói, biểu ca biểu muội (anh em cô cậu ruột) là trời sinh một cặp. Có lẽ vì vậy mà trong lịch sử Trung Hoa, hôn nhân anh chị em họ được xem là thân càng thêm thân.

Ngày xưa, hôn nhân cận huyết đã không được phép từ thời nhà Chu, đây là lần đầu tiên người Trung Hoa xưa nhận ra sự nguy hiểm của các cuộc hôn nhân trong nội bộ gia tộc. Tuy nhiên, người Trung Hoa xưa luôn xem trọng nam giới, do đó họ chỉ xem họ hàng nhà nội là họ hàng gần và bỏ qua họ hàng nhà ngoại.

Ngày đó, các cuộc hôn nhân giữa anh chị em cô cậu ruột rất phổ biến, chẳng hạn như Hán Vũ Đế và Hoàng hậu Trần A Kiều (Trần A Kiều là chị/em họ của Hán Vũ Đế), nhà thơ Lục Du và Đường Uyển (Đường Uyển là con gái cậu ruột của Lục Du), nhà thư pháp Vương Hiến Chi và Si Đạo Mậu (Si Đạo Mậu là biểu tỷ của Vương Hiến Chi... Vậy thì điều gì đã xảy ra với thế hệ sau của những cặp đôi này?

Hán Vũ Đế và Trần A Kiều không có con.

Lục Du và Đường Uyển không có con.

Vương Hiến Chi và Si Đạo Mẫu sinh một con gái nhưng chết yểu.

Những ví dụ này cho thấy, hôn nhân cận huyết ở thời cổ đại vẫn có ảnh hưởng đến thế hệ sau. Trên thực tế, chúng ta không ghi nhận nhiều trường hợp dị tật do kết hôn cận huyết ở thời cổ đại không phải vì ít khi xảy ra mà là vì người xưa đã xem nhẹ hậu quả của nó và không ghi chép nhiều.

Tức là, thời xưa tuy sinh con nhiều nhưng tỷ lệ sống sót đến tuổi trưởng thành rất thấp. Hầu như gia đình nào cũng có con chết trẻ, trong đó có những đứa bé được sinh ra bởi hôn nhân cận huyết. Do đó người xưa khó phân biệt được đứa bé nào chết do hôn nhân cận huyết, đứa bé nào chết vì những nguyên nhân khác.

Trung Hoa cổ đại rất phổ biến hôn nhân giữa anh chị em họ với nhau, chẳng lẽ họ không sợ sinh con bị dị tật hay sao? - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Ngoài ra, y học ngày xưa không mấy phát triển, phụ nữ mang thai có thể gặp nhiều tình huống khác nhau. Một khi nhận ra đứa bé trong bụng có vấn đề không ổn (do ảnh hưởng tự nhiên hoặc do hôn nhân cận huyết), người ta thường tìm cách để sảy thai hay sinh non. Và ngay cả khi những đứa bé có vấn đề khi được sinh ra, hầu hết chúng sẽ chết yểu, không thể sống đến tuổi trưởng thành và di truyền lại những gen xấu cho thế hệ sau.

Cuối cùng là sự khác biệt trong từ "họ hàng", nó bao gồm họ hàng gần và họ hàng xa. Rất nhiều người gọi là họ hàng nhưng trên thực tế đã cách xa nhiều đời, quan hệ huyết thống cũng cách xa.

Và nếu xét kĩ hơn thì đa số hôn nhân trong họ hàng đều là anh chị em họ xa với nhau, có trường hợp xa đến 4, 5 đời. Chính vì vậy, dù được xem là anh chị em họ nhưng mã gen đã có nhiều khác biệt, không để lại nhiều ảnh hưởng đến con cháu.

Có thể nói, nếu nhắc đến vấn đề hôn nhân cận huyết ngày xưa, đa số mọi người hiện nay đều có những ác cảm nhất định. Tuy nhiên người xưa lại không mấy để tâm đến vấn đề đó, sách sử cũng không có quá nhiều ghi chép cụ thể.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm