Thứ kinh dị ai nhìn cũng sợ không ngờ là thứ đắt đỏ siêu bổ dưỡng
Phong lan ma - loài hoa đắt đỏ nhưng cây lại không có một chiếc lá nào / Xem "Chim ưng của thế giới côn trùng" bổ nhào chớp nhoáng tóm gọn con mồi
Nấm sâu bướm, hay còn gọi là đông trùng hạ thảo, đã được sử dụng trong y học cổ truyền trong nhiều thế kỷ nhưng trở nên phổ biến hơn trong những thập kỷ gần đây. Gần đây, loại nấm này liên tục tăng giá, có thể lên tới khoảng 125.000 USD/kg (gần 3 tỷ VND).
Loại nấm này được hình thành nhờ quá trình nấm Cordyceps xâm nhập vào ấu trùng bướm đêm, ăn mòn cơ thể và sau đó mọc ra khỏi đầu ấu trùng như một bông hoa. Với vẻ ngoài không hề hấp dẫn, thậm chí là kinh dị, ít ai biết đây là một loài vô cùng hiếm và đắt tiền. Đôi khi bán với giá cao gấp hơn 3 lần số vàng có cùng trọng lượng.
Nấm sâu bướm
Nấm sâu bướm xuất hiện nhiều ở cao nguyên Tây Tạng xa xôi và dãy núi Himalaya nhưng đó không phải là nơi duy nhất có thể tìm thấy nó.
Nó cũng xuất hiện chỉ một vài tuần mỗi năm ở các vùng xa xôi của Nepal, Tây Tạng, Ấn Độ và Bhutan. Ngoài ra, loại đông trùng hạ thảo tự nhiên thường rất khó tìm do thường ẩn giữa một biển cỏ. Trong nhiều thế kỷ, nó là một nguyên liệu chính của y học cổ truyền Tây Tạng và Trung Quốc.
Giá cả phụ thuộc vào màu sắc chính xác của loại đông trùng hạ thảo được tìm thấy, thậm chí cả hình dạng cơ thể khi con sâu bướm chết. Thực tế, giá cả không nhất thiết phải liên quan đến giá trị dược liệu mà loại nấm này mang lại cho con người.
Ví dụ, năm 2017, một số nấm được cho là “chất lượng cao” được bán với giá lên tới 140.000 USD/kg (gần 3,3 tỷ VND). Nhưng các chuyên gia về loại nấm này nói rằng giá trị kinh tế của nó chỉ mới tăng vọt trong những năm 1990 và 2000 do nền kinh tế Trung Quốc phát triển và nhu cầu ngày càng tăng cao.
Vì lý do này, nhiều người dân đã bỏ công việc đang làm để chuyển sang săn lùng loại nấm đắt tiền này. Tại Khu tự trị Tây Tạng, các nhà sưu tầm cho biết số lượng nấm thu hoạch đã tăng gấp 3 lần trong thời gian từ năm 2000 đến nay. Và bây giờ, nhiều gia đình phụ thuộc vào số tiền mà công việc săn tìm nấm mang lại.
Trên thực tế, các chuyên gia cho rằng có tới 80% thu nhập hộ gia đình ở cao nguyên Tây Tạng và dãy Hymalaya đến từ việc bán nấm sâu bướm. Một quận ở Nepal đã báo cáo thu thập nấm mang lại lợi nhuận trị giá 4,7 triệu USD trong năm 2016, nhiều hơn 12% so với ngân sách cả năm của quận này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?