Thứ kỳ lạ xuất hiện trên 'bản sao Trái Đất': Gợi ý về sự sống?
Bồ Đề Tổ Sư nói gì mà khiến Tôn Ngộ Không từ ngại khó ngại khổ trở nên hăm hở khi luyện Cân Đẩu Vân? / 5 nhân vật có thật trong lịch sử từ câu chuyện 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, có người là đệ tử Quan Vũ
Theo Sci-News, nghiên cứu mới dẫn đầu bởi TS Rafael Silva từ Đài quan sát thiên văn Lisbon và Đại học Lisbon (Bồ Đào Nha) đã xác định dấu vết của tricarbon (C3) trong bầu khí quyển của "mặt trăng sự sống" Titan.
Titan là mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ, nơi các quan sát từ tàu Cassini của NASA đã chỉ ra vô số đặc điểm tương đồng với Trái Đất cũng như khả năng có sinh vật sống.
Dù chỉ là một vệ tinh nhưng Titan còn lớn hơn cả hành tinh Sao Thủy. Trong số các mặt trăng của hệ Mặt Trời, kích thước của Titan chỉ thua Ganymede của Sao Mộc.
Ngoài cảnh quan giống Trái Đất với sông, hồ, biển, núi... trùng điệp, nó cũng sở hữu một bầu khí quyển dày đáng kể.
Bầu khí quyển của thế giới này cũng giống Trái Đất khi nó đóng vai trò một "lò phản ứng" hóa học quy mô hành tinh, có thể tạo ra các phân tử phức tạp dựa trên carbon. Mà carbon là nguyên tố "xương sống" của sự sống.
Phát hiện mới dựa trên việc nghiên cứu khí methane (CH4), vốn không tồn tại đủ lâu trong điều kiện của Trái Đất lẫn Titan, nhưng cũng là một trong những "dấu hiệu sinh học" tiềm năng trong khoa học hành tinh.
Methane cần được tạo ra bởi các quá trình khác nhau, từ phản ứng tự nhiên cho đến bị thải ra bởi các sinh vật sống.
Để methane dồi dào trên Titan như những gì quan sát được, nó phải được bổ sung qua các quá trình địa chất.
Sử dụng kính viễn vọng Very Large của Đài thiên văn Nam Âu (ESO), nhóm nghiên cứu xác định được 97 vạch hấp thụ khí methane cũng như một vạch hấp thụ tricarbon trong quang phổ của mặt trăng này.
Đó là một bất ngờ, bởi tricarbon trước đây chỉ được biết đến trong vật chất xung quanh sao chổi.
"Càng biết nhiều về các phân tử khác nhau tham gia tạo nên sự phức tạp hóa học trong bầu khí quyển Titan, chúng ta sẽ càng hiểu rõ hơn về loại tiến hóa hóa học có thể đã cho phép hoặc có liên quan đến nguồn gốc sự sống Trái Đất" - nhóm tác giả viết trên tạp chíPlanetary and Space Science.
Một số vật chất hữu cơ góp phần tạo nên sự sống sơ khai ở Trái Đất cũng được cho là sinh ra trong bầu khí quyển của địa cầu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao rắn lại sợ lươn? Hé lộ khả năng đặc biệt của lươn
Vớ được khối bầy nhầy bẩn thỉu, người đàn ông không ngờ đây là báu vật 35 tỷ giúp mình đổi đời sau một đêm
Long bào của Tần Thủy Hoàng là màu đen, vì sao sau này không có hoàng đế nào dám mặc? Lý do rất thực tế
Để giải quyết những vấn đề 'sinh lý', người xưa đã phát minh ra một căn phòng như vậy, địa vị phụ nữ thấp đến đáng thương
CLIP: Cuộc đối đầu nảy lửa giữa chó Pitbull và cá sấu, cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Rắn hổ mang kẹt đầu trong lon bia và hành trình giải cứu đầy kịch tính