Thừa khả năng được Tào Tháo trọng dụng, vì lý do gì Triệu Vân lại đi theo và sẵn sàng xả thân vì Lưu Bị?
Báo hoa mai trèo cây cao gần 30m, giết chết cú con trong ‘một nốt nhạc’ / Tám quốc gia ký hiệp định đưa người lên Mặt Trăng
Thời trẻ theo Công Tôn Bá Khuê
Triệu Tử Long (Triệu Vân) là đại tướng của Thục Hán thời kỳ Đông Hán, thời trẻ đi theo Công Tôn Bá Khuê (Công Tôn Toản).
Khi đó Công Tôn Bá Khuê đã hỏi ông, tại sao không đi đầu quân cho tướng lĩnh có thế lực mạnh như Viên Bản Sơ (Viên Thiệu)?
Triệu Tử Long đã trả lời rằng, Viên Bản Sơ không phải là một người có lòng nhân nghĩa, mà tướng quân lại có được điều kiện ấy, cho nên tôi mới đi theo ông.
Công Tôn Bá Khuê tán thưởng tính cách của Triệu Tử Long, bèn giới thiệu chàng trai này cho người bạn đồng môn của mình là Lưu Huyền Đức (Lưu Bị).
Thời điểm đó, hoàn cảnh sống của Lưu Bị rất thảm hại, dù tự xưng là dòng họ hoàng tộc, nhưng trong tay thứ nhất là không có tiền, thứ hai là không có quân, còn phải nhờ Công Tôn Bá Khuê tiếp tế mới coi như tạm thời sinh sống tiếp được.
Được Lưu Huyền Đức ra sức lôi kéo và trọng dụng
Sau khi gặp được Triệu Tử Long, Lưu Huyền Đức phát hiện người này không đơn giản, rất muốn thu nạp về bên cạnh mình, nhưng cân nhắc tới hoàn cảnh trước mắt của bản thân, lại lo Triệu Tử Long coi khinh mình, cho nên không mở lời.
Triệu Tử Long tính tình hào sảng, không vì Lưu Huyền Đức rơi vào cảnh sa sút mà khinh thường ông, ngược lại còn tiến lên nói chuyện với ông.
Lưu Huyền Đức rất vui, càng cảm thấy người này đúng là người mà mình cần, cho dù Triệu Tử Long đang làm việc cho Công Tôn Bá Khuê, nhưng vẫn không ngăn nổi ý định lôi kéo người tài của Lưu Huyền Đức.
Lưu Huyền Đức thường hay tâm sự với Triệu Tử Long, kể về hoài bão to lớn của bản thân, còn than vãn trong tay mình không có tiềm lực, nếu không sẽ trả lại cho nhà Hán một thiên hạ thái bình.
Lúc này Triệu Tử Long vẫn còn khá trẻ, quả thật đã kinh ngạc trước hoài bão to lớn của Lưu Huyền Đức, nhưng cũng vô cùng khâm phục ông, trong lòng hiển nhiên sẽ dấy lên sự hăng hái, muốn cống hiến một phần sức lực của mình cho hoài bão to lớn của ông.
Lưu Huyền Đức khôn ngoan đã trồng một mầm non trong lòng Triệu Tử Long, đợi một ngày nó lớn lên thành cây lớn.
Sau khi trải qua một khoảng thời gian, vì anh trai đau yếu qua đời, Triệu Tử Long phải về xử lý việc gia đình, chỉ đành xin Công Tôn Bá Khuê cho từ chức quan, đồng thời tạm biệt Lưu Huyền Đức.
Khi tiễn biệt, Lưu Huyền Đức đã nắm chặt lấy tay Triệu Tử Long, bịn rịn không nỡ rời xa, nhưng lại không thể làm lỡ chuyện của đối phương nên đành ngậm ngùi tạm biệt.
Một loạt thái độ của Lưu Huyền Đức khiến trong lòng Triệu Tử Long vô cùng cảm động, âm thầm hạ quyết tâm, sau khi xử lý xong việc gia đình sẽ đi gia nhập quân của Lưu Huyền Đức.
Vào năm Kiến An thứ 5, Công Tôn Bá Khuê bỏ mình trên chiến trường, Triệu Tử Long chuẩn bị đi đầu quân cho Lưu Huyền Đức.
Thời điểm đó Lưu Huyền Đức vừa mới bị Tào Mạnh Đức đánh bại, bất đắc dĩ mới phải đi cậy nhờ Viên Bản Sơ.
Triệu Tử Long cũng bất chấp việc xưa kia từng từ chối khéo lời mời chào của Viên Bản Sơ, ông đến Nghiệp Thành gặp Lưu Huyền Đức.
Sau khi gặp được Triệu Tử Long, Lưu Huyền Đức càng vui mừng khôn xiết, cho ông cùng ăn cùng ở với mình, việc này khiến Triệu Tử Long cảm động thêm lần nữa.
Thấy Lưu Huyền Đức đối xử tốt với mình như thế, trong lòng Triệu Tử Long thầm hạ quyết định, sau này dù gặp bất cứ tình huống gì, cũng đều thề chết đi theo Lưu Huyền Đức.
Vào năm Kiến An thứ 7, vì thế lực của Viên Bản Sơ bị Tào Mạnh Đức đánh tan, Lưu Huyền Đức bèn dẫn theo Triệu Tử Long đi đầu quân cho Lưu Cảnh Thăng (Lưu Biểu) ở Kinh Châu, Cảnh Thăng đã cắt cho một toà thành làm vốn liếng.
Nhưng tiệc vui chóng tàn, Tào Mạnh Đức thống nhất phương Bắc đem quân áp sát Tân Dã, Triệu Tử Long dẫn quân nghênh chiến, liên tiếp đánh bại nhiều đại tướng của Tào Mạnh Đức, sau đó còn bắt sống Hạ Hầu Lan.
Về sau, do thành Tân Dã nhỏ không thể phòng thủ, Lưu Huyền Đức đành dẫn Triệu Tử Long chạy về phía Kinh Châu.
Trên đường bỏ chạy, để giảm bớt gánh nặng, Lưu Huyền Đức bỏ lại toàn bộ gia quyến, chỉ giữ lại một mình Triệu Tử Long.
Triệu Tử Long cảm động trước sự coi trọng của Lưu Huyền Đức dành cho mình. Để báo đáp ân tình, Triệu Tử Long đã một mình xông vào chiến trường, đi vào quân Tào cứ như chốn không người, cứu được Lưu A Đẩu về.
Thế nhưng Lưu Huyền Đức lại ném phịch Lưu A Đẩu xuống đất rồi mắng chửi, chính vì thứ như ngươi mà suýt khiến ta tổn thất một ái tướng, may mà Tử Long bình yên vô sự, nếu không cho dù ngươi có được cứu về, ta cũng sẽ giết chết ngươi.
Cho dù thời điểm đó trong lòng Lưu Huyền Đức nghĩ thế nào, Triệu Tử Long cũng đã vô cùng cảm kích trước sự yêu quý mà Lưu Huyền Đức dành cho mình, từ ấy đã quy phục và đi theo Lưu suốt cả cuộc đời.
Năm Kiến An thứ 13, trận Xích Bích nổ ra, liên quân Tôn - Lưu phá tan quân Tào, nhưng về sau hai bên Tôn - Lưu xảy ra mâu thuẫn trong việc phân chia lợi ích.
Kinh Châu rơi vào tay Lưu Huyền Đức, Tôn Trọng Mưu (Tôn Quyền) không cam lòng, bèn lợi dụng em gái mình lừa Lưu Huyền Đức đến Giang Tả, chuẩn bị chơi xấu.
Nhưng người theo Lưu Huyền Đức tới Giang Tả lại chính là Triệu Tử Long. Vì tướng sĩ Giang Tả đều vô cùng kiêng dè Triệu Tử Long, nên khoảng thời gian Lưu Huyền Đức ở Giang Tả đã được sống vô cùng thoải mái.
Về sau, Lưu Huyền Đức quay lại Kinh Châu, do đàm phán với Tôn Trọng Mưu đổ vỡ, Tôn Thượng Hương muốn nhân cơ hội dẫn theo A Đẩu về Giang Tả, nhưng bị Triệu Tử Long chặn lại.
Nếu muốn nói tại sao Triệu Tử Long hết lòng trung thành với Lưu Huyền Đức, thật ra nguyên nhân đã rất rõ ràng, đó chính là sức hút riêng của Lưu Huyền Đức và cách đối nhân xử thế của ông, khiến Triệu Tử Long vô cùng quý mến.
Hơn nữa, về sau này trong quá trình chung sống với Lưu Huyền Đức, vì được yêu quý và bảo vệ hết lần này đến lần khác, cộng thêm những việc về sau như ném A Đẩu xuống đất, khiến Triệu Tử Long hoàn toàn quy phục, liều chết tận hiến cho Lưu Huyền Đức, đây hẳn cũng coi như là một thủ đoạn lôi kéo nhân tài.
Giả dụ ban đầu Triệu Vân không đi theo Lưu Huyền Đức mà theo Tào Mạnh Đức có thế lực lớn hơn, cuộc đời của ông có thể sẽ gặp được thời cơ khác.
Triệu Tử Long là một vị mãnh tướng kế tục Lã Phụng Tiên (Lã Bố), nhờ vào bản lĩnh của mình, không khó để ông gây dựng được sự nghiệp dưới trướng Tào Mạnh Đức.
Tào Mạnh Đức lại vô cùng quý trọng người tài, đặc biệt là tướng tài giỏi đánh trận. Triệu Tử Long có tài lại khôi ngô tuấn tú, chắc chắn sẽ nhận được sự trọng dụng của Tào Mạnh Đức.
Lưu Huyền Đức có được sự giúp đỡ của Triệu Tử Long, có thể nói là như hổ thêm cánh, nước Thục một khi mất đi Triệu Tử Long sẽ khó lòng kiên trì được lâu tới vậy, dòng lịch sử sẽ diễn biến nhanh chóng hơn rất nhiều.
End of content
Không có tin nào tiếp theo