Thực hư chuyện hổ xuất hiện ở khu vực hang động núi lửa Krông Nô, Đắk Nông
Văn bản ông do ông Ngô Văn Đông (Chủ tịch UBND huyện Krông Nô) ký, ban hành. Theo lời ông Đông, địa phương đã cảm ơn các trang mạng, báo điện tử theo dõi, thông tin về những hoạt động của địa phương nhưng đề nghị đưa tin có kiểm chứng, đặc biệt các thông tin gây hoang mang, ảnh hưởng đến an ninh trật tự địa phương.
Tại báo cáo này, chủ tịch UBND huyện Krông Nô khẳng định: qua nhiều lần kiểm tra, xác minh thực địa và dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học về tập tính loài hổ, địa phương khẳng định không có hổ xuất hiện ở khu vực hang động núi lửa Krông Nô như một số trang, báo điện tử đã đưa tin trước đó.
Trước đó, vào cuối tháng 8/2019, Công ty Cổ phần đầu tư Phú Gia Phát (TP Hồ Chí Minh) đã có văn bản báo cáo nghi có hổ xuất hiện tại khu vực doanh nghiệp này đang đầu tư dự án. Sau đó một số trang mạng, báo điện tử đã đưa tin về việc nghi có hổ xuất hiện ở vùng hang động núi lửa Krông Nô.
Trước sự việc trên, ngày 29/8, UBND huyện Krông Nô đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thành lập đoàn kiểm tra xác minh sự việc. Tại lâm phần quản lý của Công ty Cổ phần đầu tư Phú Gia Phát, qua kiểm tra không phát hiện dấu vết nghi của cá thể hổ.
Mở rộng khu vực tìm kiếm, đoàn kiểm tra cũng không thu thập được dấu vết gì thêm của hổ. Xác minh lần thứ 2, UBND huyện chỉ đạo lực lượng kiểm lâm thu thập thông tin từ những người dân sống gần rừng và trực tiếp làm công tác quản lý bảo vệ rừng thì cũng không tìm thấy dấu vết của hổ. Đến ngày 4/10, đoàn kiểm tra gồm đại diện Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đắk Nông, UBND huyện Krông Nô, Công an huyện, Kiểm lâm huyện, UBND xã Buôn Choah tiếp tục kiểm tra tại các điểm nghi có sự xuất hiện của hổ.
Lần kiểm tra này, đoàn đã xác minh thông tin người dân sinh sống tại khu vực lân cận thuộc xã Buôn Choah, Đăk Drô, Nam Đà và người dân cho biết chưa từng thấy hổ hay các dấu hiệu thể hiện hổ xuất hiện tại khu vực trên.
Đoàn kiểm tra xác minh từng vị trí do Công ty Cổ phần đầu tư Phú Gia Phát phản ảnh có dấu của hổ, tuy nhiên tại hiện trường không có dấu vết xuất hiện của hổ như dấu chân, phân, vết cào nào của “chúa sơn lâm”.
Trao đổi với phóng viên, ông Lương Văn Đoàn (Chủ tịch xã Buôn Choah, huyện Krông Nô) cho biết, từ trước đến nay chưa nhận được báo cáo hay phản ánh nào của người dân phát hiện gia súc hay động vật hoang dã chết trên địa bàn nghi bị hổ ăn thịt.
Tổ quản lý, bảo vệ rừng của Công ty Cổ phần đầu tư Phú Gia Phát cho biết lực lượng bảo vệ rừng công ty thường xuyên đi tuần tra 2 lần/tuần tại khu vực trên, tuy nhiên không phát hiện dấu vết, tiếng gầm hay thông tin của hổ xuất hiện. Đoàn cũng đối chiếu các tài liệu nghiên cứu khoa học loài hổ về môi trường sống, tập tính sinh hoạt, đặc điểm săn mồi, tập tính sinh sản... diện tích nêu trên phần lớn người dân xâm canh trồng bắp nhưng thực tế không phát hiện dấu chân, phân, vết cào nghi của hổ…
Từ các xác minh thực tế này, đoàn tiếp tục kết luận không có căn cứ về việc hổ xuất hiện tại khu vực theo báo cáo của Công ty Cổ phần đầu tư Phú Gia Phát và các báo điện tử đã đăng tải.
Ngày 20/9, Công viên địa chất Đắk Nông đã được Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu (Global Geoparks Network) đề cử Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét, công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Nếu được đề cử, đây sẽ là địa điểm thu hút khách du lịch rất hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước của tỉnh Đắk Nông nói riêng, Tây Nguyên nói chung.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm
Người ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất? Tín hiệu đã truyền đi 8 tỷ năm qua không gian là gì?