Khám phá

Thùng đồ nghề "diệt ma cà rồng" được bán đấu giá 15.600 USD

Đây là bộ dụng cụ mà người xưa tin rằng sẽ đánh bại được ma cà rồng.

Những nhà hàng “ma ám” nổi tiếng ở nước Mỹ / Khám phá Moguicheng – thành phố ‘ma gào quỷ khóc’ rùng rợn ở Trung Quốc

Vào đầu tháng 7, một "bộ dụng cụ giết ma cà rồng" có từ cuối thế kỷ 19 đã được đem ra bán đấu giá và cuối cùng đã được bán với mức giá gần 15.600 USD (~365 triệu VND) - gấp sáu lần giá ước tính của nó.

Một người ở Vương quốc Anh đã mua được món đồ kỳ lạ này. Bộ dụng cụ là hộp gỗ nặng, bên ngoài là các cây thánh giá bằng đồng có thể trượt ra để mở khóa hộp.

Đồ nghề "giết ma cà rồng" được bán đấu giá 15.600 USD - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Bên trong hộp có súng lục, một bình đựng thuốc súng bằng đồng, nước thánh, một cuốn kinh thánh, một búa gỗ, một cọc gỗ, chân đèn bằng đồng và chuỗi hạt Mân Côi. Hộp cũng chứa giấy tờ của Cảnh sát Metropolitan, một lực lượng phục vụ khu vực rộng lớn xung quanh London, có đăng ký cái tên gọi là "kẻ thù ngoài hành tinh" vào năm 1915.

Charles Hanson, chủ sở hữu của Hansons Auctioneers, nhà đấu giá đã bán chiếc hộp, cho biết: “Nhiệm vụ giết ma cà rồng là cực kỳ quan trọng và các ghi chép lịch sử cho thấy phải có các phương pháp và công cụ cụ thể. Các vật phẩm có ý nghĩa tôn giáo, chẳng hạn như các cây thánh giá và Kinh thánh, được cho là có thể đẩy lùi những con quái vật này, do đó chúng hiện diện trong bộ đồ nghề."

Đồ nghề "giết ma cà rồng" được bán đấu giá 15.600 USD - Ảnh 2.

Bộ dụng cụ này từng thuộc về Malcolm Hailey (1872-1969), một quý tộc người Anh. Không rõ liệu ông có thật sự sử dụng bộ dụng cụ với mong muốn đánh bại ma cà rồng hay chỉ mua vì sự hấp dẫn của nó.

Truyền thuyết về ma cà rồng có từ hàng nghìn năm trước. Các nhà khảo cổ đã khai quật được hài cốt người cổ đại ở Hy Lạp bị đè bằng đá nặng để giữ thi thể trong mộ, có thể do niềm tin rằng thi thể có thể trở lại và gây hại cho người sống. Tục lệ này trải dài qua các nền văn hóa và thời gian, bao gồm cả ở châu Âu thế kỷ 16, khi một số tục lệ chôn cất con người có cọc đá ở chân và đá trong miệng để ngăn họ trở lại tấn công người sống.

Đồ nghề "giết ma cà rồng" được bán đấu giá 15.600 USD - Ảnh 3.

Theo các nhà khoa học, niềm tin vào xác sống thời xưa có thể xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về bệnh truyền nhiễm và các quá trình vật lý tự nhiên mà các cơ thể phải trải qua khi phân hủy. Ví dụ, phần còn lại của chất lỏng trong đường tiêu hóa bị phân hủy đôi khi rò rỉ ra ngoài qua miệng và mũi của xác chết. Chất dịch sẫm màu trông giống như máu. Ngoài ra, tóc, râu và móng tay trông có vẻ như vẫn tiếp tục phát triển sau khi chết, điều này có thể khiến một số người nghĩ rằng những người vừa qua đời vẫn còn sống.

 

Ngay cả trong thời đại của Hailey, niềm tin về ma cà rồng vẫn tồn tại ở một số nơi. Vào cuối thế kỷ 19, New England từng hoảng loạn vì “ma cà rồng” khi hai phụ nữ địa phương, là mẹ và con gái, chết vì bệnh lao, theo National Geographic.

Đồ nghề "giết ma cà rồng" được bán đấu giá 15.600 USD - Ảnh 4.

Khi con trai của người mẹ quá cố, cũng bị bệnh lao, ngày càng ốm yếu hơn, người dân thị trấn bắt đầu tin rằng hai người phụ nữ đang nguyền rủa anh ta từ nấm mồ - một niềm tin phổ biến về ma cà rồng. Theo truyền thuyết xưa, ma cà rồng không phải lúc nào cũng ra khỏi mộ để kiếm con mồi.

Cũng trong khoảng thời gian này, tác giả người Ireland, Bram Stoker đã xuất bản cuốn tiểu thuyết "Dracula" nổi tiếng, giúp truyền thuyết về ma cà rồng được phổ biến rộng rãi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm