Khám phá

Thung lũng cá voi khổng lồ giữa sa mạc Sahara

Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một thung lũng cá voi tại sa mạc Sahara ở Ai Cập. Khu vực chứa rất nhiều xương hóa thạch tổ tiên cá voi hiện đại.

Thung lũng Chết - cuộc sống ở nơi nóng nhất thế giới / 75 năm trước, phi đội máy bay chiến đấu của Mỹ đã biến mất bí ẩn tại Tam giác Quỷ Bermuda

Sa mạc Sahara ở Ai Cập là một trong những vùng khô hạn nhất trên thế giới, mỗi năm nó chỉ nhận được một chút ít lượng nước mưa. Tuy nhiên, sau những lần chuyển dịch của sa mạc, các bộ phận hóa thạch của những con cá voi cổ đại bắt đầu "lộ diện".

Các hóa thạch còn lại này đã tiết lộ rằng phần sa mạc ở Ai Cập này đã được bao phủ bởi một đại dương cổ đại khổng lồ khoảng 50 triệu năm trước.Khu vực phát hiện hóa thạch cá voi được gọi là Wadi al-Hitan hay còn gọi là thung lũng cá voi, khu vực chứa rất nhiều xương hóa thạch tổ tiên cá voi hiện đại. Chính vì thế mà khu vực này thu hút rất nhiều du khách và các nhà cổ sinh vật học kể từ khi được phát hiện vào năm 1902.

Hóa thạch cá voi khổng lồ với dấu vết của chân được phát hiện

Hóa thạch cá voi khổng lồ với dấu vết của chân được phát hiện.

Khu vực như một bảo tàng ngoài trời triển lãm những con quái vật khổng lồ, cách phía Tây Nam Cairo 150 km.Thung lũng cá voi này là khu vực được các nhà cổ sinh vật chú ý nhất trên Trái Đất do lịch sử khác thường của nó.

Khoảng 50 triệu năm trước, khu vực này là đáy của một đại dương có tên Tethys Sea, nằm giữa châu Phi và châu Á.Các bộ xương cá voi trong khu vực cung cấp một loạt những mường tượng về quá khứ của các loài cá voi đã tuyệt chủng ở đây.

Trong đó có loài Archaeoceti tìm thấy ở Wadi al-Hitan là một trong những loài cổ xưa nhất của cá voi. Các loài thú biển đã tiến hóa từ một sinh vật trên đất liền có chân, đó là lí do tại sao nhiều loài các voi và cá heo có một xương hông ảo là nơi tiếp giáp với chân.Hai loại các voi được phát hiện tại Wadi al-Hitan có kích thước lên đến 20 mét và một loài có kích thước nhỏ hơn.

Khu vực thu hút nhiều khách du lịch

Khu vực thu hút nhiều khách du lịch.

 

Qua hàng triệu năm tiến hóa, chân trở nên dư thừa đối với các sinh vật biển, nhưng trong một số hóa thạch của loài Archaeoceti tại Wadi al-Hitan, người ta vẫn phát hiện thấy các cặp chân vẫn còn nguyên vẹn với các ngón chân. Điều này giúp các nhà khoa học có cái nhìn thoáng qua về quá khứ tiến hóa của loài cá voi để thích nghi với môi trường đại dương.

Mặc dù hóa thạch của cá voi được phát hiện ở khu vực này hơn một trăm năm trước đây, nhưng nó mới chỉ được đưa vào khu vực bảo tồn những năm 80 và bây giờ khu vực đó hoạt động như một bảo tàng ngoài trời bởi vì sự đa dạng và phong phú của hóa thạch cá voi. Hóa thạch cá mập, cá voi và các loài thực vật giúp các nhà khoa học tạo dựng lại hình ảnh các hệ sinh thái cổ xưa của biển Tethys đã biến mất.

Địa chất của khu vực có sự kết hợp của sa thạch và đá vôi được lắng đọng do đại dương cổ đại và các cồn cát của sa mạc. Trong những năm xói mòn do gió và cát đã dần để lộ ra các bộ xương hóa thạch bị mắt kẹt và bảo quản trong các thành tạo đá sa thạch.Thung lũng cá voi đã được UNESCO công nhận là si sản thế giới.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm