Thủy điện lớn cuối cùng của Việt Nam được khai thác trên sông Đà, thuộc loại lớn nhất Đông Nam Á
Loại vũ khí của Việt Nam được mệnh danh là 'tinh hoa thiên hạ', từng vượt qua cả Nhật Bản và châu Âu / Dòng họ độc nhất vô nhị Việt Nam đặt tên dựa theo các loài cá, cụ tổ là tướng tài của An Dương Vương
Công trình Thủy điện Lai Châu (có công suất 1.200 MW) là công trình thủy điện lớn cuối cùng của Việt Nam được khai thác trên dòng chính sông Đà, đây cũng là thủy điện lớn thứ 3 của nước ta, xây dựng cấp đặc biệt, xếp sau các Công trình Thủy điện Sơn La và Thủy điện Hòa Bình; cả 3 công trình thủy điện này thuộc loại lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Dự án đặt tại Sông Đà, xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, với dung tích hồ chứa là 1,215 tỷ m3.
Ngày 05/01/2011, Công trình Thủy điện Lai Châu chính thức được khởi công xây dựng, đến ngày 20/12/2016 chính thức khánh thành.
Thủy điện Lai Châu còn khẳng định trình độ, bản lĩnh, trí tuệ của người lao động Việt Nam. Bởi, trong 6 năm qua, đã có hơn 10 nghìn cán bộ, kỹ sư, chuyên gia và công nhân lao động Việt Nam thi công trên công trường, và thành tích đạt được chính là chứng nhận “Công trình chất lượng cao năm 2016” của Bộ Xây dựng.
Thuỷ điện Lai Châu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư vào tháng 6/2010 và được Bộ Công thương phê duyệt Thiết kế kỹ thuật vào cuối năm 2011, có tổng mức đầu tư 35.700 tỷ đồng. Quy mô của Thủy điện Lai Châu rất lớn với những kỹ thuật phức tạp gồm 3 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1.200 MW, sản lượng điện bình quân ước đạt khoảng 4.67 tỷ kWh/năm. Công trình nhà máy thủy điện Lai Châu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực Tây Bắc.
Có thể nói, đây là một trong những công trình ghi nhận sự trưởng thành vượt bậc của các cán bộ, kỹ sư, công nhân ngành Điện, ngành Lắp máy của Việt Nam. Các kỹ sư, công nhân Việt Nam đã tự chủ từ khâu quy hoạch, thiết kế, thi công xây lắp, đồng bộ thiết bị, giám sát, quản lý vận hành.
Ở thời điểm thi công nước rút, có khoảng 8.000 người làm việc làm việc trên công trường, thậm chí nhiều đơn vị phải làm việc 3 ca, 4 kíp liên tục...
Bên cạnh đó, một số sáng kiến vô cùng đặc biệt của cá nhân Giám đốc Công ty Cổ phần Sông Đà 9 Nguyễn Hoàng Cường với đề tài nghiên cứu “Hệ thống phun sương bảo dưỡng tạo ẩm làm mát bê tông đầm lăn - RCC” làm lợi khoảng 3 tỷ đồng; hay Giám đốc Ban Điều hành dự án Thủy điện Lai Châu - Vũ Hồng Trường có 5 sáng kiến cải tiến, giúp rút ngắn thời gian bàn giao mặt bằng thi công bê tông tổ máy số 3 sớm hơn kế hoạch 15 ngày, làm lợi trên 1 tỷ đồng; Chỉ huy trưởng Nguyễn Văn Vụ - Công ty Cổ phần Sông Đà 5 có đề tài sáng kiến “Gia công mũi búa phá đục sờm bê tông và đánh sờm mặt bê tông” làm lợi cho tập thể 8 tỷ đồng; Phó Giám đốc Xí nghiệp Sông Đà 506 Ngô Văn Mạnh có đề tài sáng kiến “Cải tiến gông cốt pha tấm lớn” làm lợi 6 tỷ đồng;...
Với tất cả những điều trên về Công trình Thủy điện Lai Châu kết hợp với nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn La, đủ để thấy sức mạnh của Việt Nam trong công cuộc trị thủy Sông Đà.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Trong 'Tây Du Ký', tại sao Sa Tăng được phong làm Bồ Tát dù chưa lập được chiến công lớn nào và địa vị lại cao hơn Trư Bát Giới?