Thủy hử: Tứ đại mỹ nhân trong Thủy hử truyện gồm những ai?
Thủy hử hay Thủy hử truyện là một tác phẩm trong bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa, thường gọi là nhóm Tứ đại danh tác. Tác giả Thủy hử là Thi Nại Am. Truyện được viết dựa theo sách Đại Tống Tuyên Hòa di sự cốt truyện chính là sự hình thành và những thành tích của một nhóm người chống triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.
Tiểu thuyết Thủy hử không chỉ là thế giới của đấng mày râu, bên trong thật ra cũng đã miêu tả khá nhiều người phụ nữ trẻ trung xinh đẹp. Dưới đây là “tứ đại mỹ nhân” trong số các nàng ấy.
Lý Sư Sư
Có biệt hiệu là “Đệ nhất danh kỹ trong thành Đông Kinh”, Lý Sư Sư, đương nhiên là hoa khôi đứng đầu trong bảng danh sách thiên hạ đệ nhất mỹ nhân. Nàng không chỉ khiến cho hoàng đế Tống Huy Tông khuynh đảo, mà còn khiến cho đại tài tử Chu Bang Ngạn mê đắm; khiến cho Yến Thanh – chàng trai anh tuấn bậc nhất của Lương Sơn gọi nàng tiếng “tỉ tỉ” ngọt ngào thắm thiết; còn khiến cho người thủ lĩnh của bọn thảo khấu thiên hạ cũng bị vẻ đẹp của nàng khuất phục, viết bài thơ để ca tụng nàng, nhờ nàng nói những lời tốt đẹp về mình trước mặt hoàng đế. Lý Sư Sư nếu đã có biệt hiệu là “Hoàng kỹ” (kỹ nữ của Hoàng đế), thế thì đương nhiên là phải sở hữu sắc đẹp chim sa cá lặn, hào hoa quý phái.
Ngoài Lý Sư Sư ra, đại mỹ nhân thứ hai trong Thủy hử truyện nên thuộc về ai đây? Có người cho rằng là Phan Kim Liên hoặc là nương tử của Lâm Xung, còn có người cho rằng là Diêm Bà Tích hay Phan Xảo Nhi. Thật ra không phải, nên là Hỗ Tam Nương mới đúng.
Hỗ Tam Nương
Hỗ Tam Nương, là một tuyệt thế mỹ nhân trong Thủy hử truyện, được bình chọn là Lương Sơn đệ nhất mỹ nhân. Nàng người Vân Châu, Sơn Đông (huyện Vân Thành, Sơn Đông ngày nay), con gái của trang chủ Hỗ gia trang, em gái của “phi thiên hổ” Hỗ Thành. Nàng dùng một đôi nhật nguyệt song đao, cung mã thành thục, tuy là phận nữ nhân nhưng không hề thua kém đám mày râu, có tuyệt kỹ dùng dây thừng bắt người trước trận tiền, có biệt hiệu là “Nhất Trượng Thanh” (mái tóc vừa dài vừa đen).
Khi Tống Giang công đánh Chúc gia trang, bởi có hôn ước với Chúc Bưu, vậy nên Hỗ gia trang sai binh cứu viện Chúc gia trang. Tuyệt kỹ dây thừng của Hỗ Tam Nương, liên tiếp bắt được danh tướng Vương Anh và Tần Minh của Lương Sơn, làm chấn động hảo hán Lương Sơn. Nhất thời không ai dám nghênh chiến, Tống Giang đau đầu không thôi, sau đó đã cử Lâm Xung cao thủ cấp giáo đầu võ nghệ siêu quần ra trận nghênh chiến.
Hỗ Tam Nương bị Lâm Xung bắt sống và sau đã trở thành một nữ tướng Lương Sơn. Về sau nàng đã kết nghĩa huynh muội với Tống Giang, được Tống Giang làm mai mối gả cho Vương Anh, hai vợ chồng cai quản nội vụ tam quân. Đến khi chinh phạt Phương Lạp, trong một trận chiến ở núi Ô Long, hai vợ chồng cùng lúc bị Trịnh Bưu – tướng lĩnh của Phương Lạp (người này là Trịnh Ma Quân biết dùng yêu pháp) giết chết.
Phan Kim Liên
Theo Thủy hử truyện của Thi Nại Am và của Tiếu Tiếu Sinh, Phan Kim Liên nguyên là hầu gái trong nhà một đại gia. Kim Liên có nhan sắc hơn người nhưng do không chịu làm thiếp cho chủ già nên bị bức phải lấy Võ Đại Lang, anh Võ Tòng, một người vừa lùn vừa xấu xí, làm nghề bán bánh bao. Em trai Võ Đại Lang là Võ Tòng nhưng lại khác hẳn người anh trai. Võ Tòng là anh hùng tuấn tú, nổi tiếng khắp thiên hạ. Sau khi gặp Võ Tòng, chị dâu Phan Kim Liên đã thật sự bị "hớp hồn". Vốn tính lẳng lơ nên Phan Thị Kim Liên ra sức quyến rũ nhưng bị Võ Tòng cự tuyệt. Nhân lúc Võ Tòng đi Đông Kinh, do người láng giềng là Vương Bà dắt mối, Phan Kim Liên đã gian dâm với Tây Môn Khánh, một tên công tử khét tiếng ăn chơi trong vùng.Cũng theo Thủy hử, vì muốn dan díu lâu dài với Tây Môn Khánh nên Phan Kim Liên với sự giúp đỡ của Vương Bà đã bỏ thạch tín vào bát canh và giết chết Võ Đại Lang. Võ Tòng trở về biết chuyện đã chém chết ả ngay tại chỗ rồi đi giết Tây Môn Khánh...
Mặc dù trong suy nghĩ của rất nhiều người Phan Kim Liên là biểu tượng cho hình ảnh một người phụ nữ lẳng lơ giết chồng theo trai nhưng vẫn có nhiều tài liệu lịch sử đi ngược lại với quan niệm này.
Theo một số tài liệu gần đây vừa công bố thì Phan Kim Liên đã phải chịu oan khuất tột độ hàng trăm năm nay. Trái ngược với hình ảnh Phan Kim Liên lẳng lơ, dâm đãng trong Thủy hử truyện, Phan Kim Liên của lịch sử lại là một người vợ hiền dâu thảo, đẹp người tốt nết. Còn Võ Đại Lang lại là một người đàn ông thành đạt, cao lớn mạnh khỏe chứ không phải là một ông chồng yếu đuối, nhu nhược, xấu xí như miêu tả.
Lâm Xung nương tử
Mỹ nhân thứ tư chính là Trương Trinh Nương (cũng gọi là Lâm nương tử) phu nhân của hảo hán Lâm Xung. Vẻ đẹp của nàng khiến cho Cao Nha Nội – con trai của Thái úy Cao Cầu thần hồn điên đảo, nghĩ đủ mọi cách nhằm có được nàng.
Trong Thủy hử truyện tuy không miêu tả vẻ đẹp của Lâm nương tử một cách chính diện, nhưng nàng có thể khiến cho Cao Nha Nội – một tay ăn chơi phóng đãng chuyên môn thích cưỡng đoạt vợ con nhà người ta phải tương tư sầu khổ, bất chấp tất cả để có được. Vậy thì dung mạo của nàng tuyệt đối không thể thua kém bất cứ danh kỹ nào trong kinh thành được; nếu không phải là hoa khôi đệ nhất, thì cũng phải vào hàng chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn.
Ngoài ra, vẻ đẹp của Lâm nương tử không chỉ đơn thuần là vẻ đẹp ở bên ngoài, vẻ đẹp của nàng nằm ở sự lương thiện trong tâm. Lâm nương tử đối với chồng hết mực thương yêu, gắng sức che chở; dẫu cho bản thân đã phải chịu sự tủi nhục to lớn, nhưng trước sau vẫn không hề khóc lóc kể khổ hay oán trách trước mặt chồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ