Khám phá

Thủy quái nào khiến cá sấu cũng phải e ngại?

Loài cá này là một huyền thoại của các con sông ở Congo, một con quái vật khủng khiếp mà những con piranha được xếp bên cạnh cũng chỉ như những con cá 7 màu. Chúng là loài cá nước ngọt dám tấn công và xơi thịt cả cá sấu bằng những cú đớp mạnh mẽ.

Ngoạn mục khoảnh khắc cá sấu nuốt chửng chuột túi wallaby / Cá mắc kẹt 4 năm trong đất khô vẫn sống sót

Với chiều dài lớn nhất gần 2m, cân nặng khoảng 30kg, con thủy quái này có thể dễ dàng xé nát một con mồi lớn chỉ trong vài giây. Miệng của con quái vật này được trang bị hàm răng sắc nhọn, như những lưỡi dao dài tới 5cm.

Trước đây đã có rất nhiều vụ mất tích ở sông Congo và người ta đồn đại rằng có những sức mạnh bóng tối bao trùm những con sông này. Cho đến mãi sau này người ta mới biết được thủ phạm chính là con thủy quái dài 2m sống dưới lòng sông.

Cá hổ Goliath.
Cá hổ Goliath.

Cá hổ Goliath sinh sống chủ yếu ở lưu vực sông Congo, sông Lualaba, hồ Upemba và hồ Tanganyika ở miền tây châu Phi. Đây là loài cá có họ hàng với cá ăn thịt Piranha, nhưng xét về trọng lượng, nó lớn hơn Piranha gấp 10 lần, với chiều dài có thể đạt gần 2m.

Tuy sống ở môi trường nước ngọt nhưng cá hổ Goliath là kẻ săn mồi hung tợn, nguy hiểm bậc nhất châu Phi. Đặc điểm nổi bật của loài cá này là lưng màu ô liu, còn mặt dưới ánh bạc.

Chúng sở hữu bộ răng sắc nhọn như dao găm, có tính sát thương không kém gì hàm cá mập. Với trọng lượng trung bình khoảng 50kg tương đương với một con chó săn siêu nặng, cá hổ vượt xa các loài cá ở châu Phi về tốc độ và sức mạnh.

Người dân bản địa cho biết, đây là loài cá nước ngọt duy nhất không sợ cá sấu. Chúng thậm chí tấn công và xơi thịt cả cá sấu bằng những cú đớp mạnh mẽ. Cá hổ Goliath có tốc độ “ra đòn” nhanh nhẹn, né khỏi những “cú táp tử thần” từ cá sấu, rồi quay lại phản công, xé thịt đối thủ bằng hàm răng dài 2,5 cm như dao găm lởm chởm. Khi những chiếc răng này tấn công kẻ thù, đó sẽ là vết cắt gần như sạch sẽ.

 

Khi xác định mục tiêu, cá hổ Goliath có thể lao về đối phương với tốc độ lên tới 48km/h và tấn công hiệu quả và thần tốc. Bởi vậy, khả năng sát thương của loài vật này rất cao.

Là kẻ săn mồi hung bạo trong tự nhiên, cá hổ Goliath tốn nhiều năng lượng vào việc giết chóc hơn là sinh sản. Tuổi thọ chính xác của chúng trong tự nhiên chưa được xác nhận, nhưng nếu ở điều kiện nuôi nhốt có thể sống từ 10 đến 15 năm.

Câu được cá hổ Congo được cho là một chứng chỉ đỏ của các cần thủ trên thế giới. Khi câu được, cần thủ thường không dùng tay bắt ngay, mà phải lấy móc bập vào hàm mới dám kéo lên bờ.

Mặc dù việc câu được cá hổ rất khó khăn, song khi câu được loài cá này, các cần thủ thường chỉ chụp ảnh làm kỷ niệm, rồi thả chúng về sông nước. Chúng là loài cá rất hiếm, nên thả chúng xuống sông là tạo cơ hội cho các cần thủ khác được vinh danh.

Mặc dù là loài cá hung dữ, nhưng nó lại ít khi tấn công con người.

 

Cá hổ (tên tiếng Anh: Tigerfish) là tên gọi chỉ chung thường dùng cho nhiều loài cá cùng loại. Do kiểu săn mồi và những đặc điểm hoàn toàn khác biệt với các loài cá khác, nó được gọi là tigerfish có nghĩa là cá hổ, xuất phát từ tên của loài hổ.
Sông Congo là một con sông ở miền tây Trung Phi, con sông được hai quốc gia lấy tên theo nó là Cộng hòa Dân chủ Congo (trước đây là Zaire) và Cộng hòa Congo. Toàn bộ chiều dài của sông Congo nằm bên trong Cộng hòa Dân chủ Congo hoặc tạo thành một phần biên giới của nó.
Với chiều dài 4.700 km, sông Congo là sông dài thứ hai ở châu Phi (sau sông Nin) và là một trong những con sông dài nhất thế giới. Sông Congo cũng là một trong những con sông có lưu vực và lưu lượng nước lớn nhất thế giới.
Lưu vực sông Congo có diện tích 3.680.000 km² và vào mùa nước lớn sông có lưu lượng khoảng 41.800 m³ mỗi giây. Nằm ở khu vực vành đai mưa của châu Phi, sông Congo mang nhiều nước thứ hai thế giới, chỉ xếp sau sông Amazon.
Là một con sông tàu bè có thể lưu thông được vào bên trong châu Phi, sông Congo là một huyết mạch giao thông chính và có vai trò nổi bật trong lịch sử của khu vực. Kinshasa (thủ đô Cộng hòa Dân chủ Congo) và Brazzaville (thủ đô Cộng hòa Congo) nằm đối diện nhau qua sông ở đoạn hạ lưu.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm