Tiết lộ âm mưu bắt cóc quái vật hồ Loch Ness để trưng bày
Quái vật hồ Loch Ness thực sự ở đâu? / Quái vật hồ Loch Ness: Huyền thoại và sự thật
Nhiều người tuyên bố từng chạm trán với quái vật hồ Loch Ness ở Scotland, nhưng không thể cung cấp bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của nó. Ảnh: Daily Mail |
Văn phòng về Scotland - một bộ thuộc chính phủ Vương quốc Anh chuyên quản lý các vấn đề liên quan đến Scotland từ năm 1885 đến mãi năm 1999, từng lập một hồ sơ về quái vật hồ Loch Ness vào tháng 12/1933, sau khi tới tấp nhận được các yêu cầu điều tra về những vụ chạm trán với thủy quái vào năm đó.
Các hồ sơ tương tự cũng được tìm thấy tại Bảo tàng lịch sử quốc gia ở London, với nội dung mô tả những e sợ của Scotland rằng, quái vật hồ Loch Ness "sẽ không được phép tìm nơi an nghỉ cuối cùng ở Anh", sau khi xuất hiện một khoản tiền treo thưởng hậu hĩnh dành cho cái đầu của nó.
Vào khoảng năm 1934, cả Bảo tàng lịch sử quốc gia ở London, Anh và Bảo tàng Hoàng gia Scotland tại Edinburgh, Scotland đều muốn có quái vật hồ Loch Ness. Tuy nhiên, trong khi Scotland hy vọng có thể kìm chân những kẻ săn tiền thưởng đủ lâu để thông qua luật mới bảo vệ sinh vật này, nhà cầm quyền London lại thích tóm giữ nó ngay.
Tháng 3/1934, một quan chức không rõ danh tính ở Bảo tàng lịch sử quốc gia London thậm chí nói không úp mở về cách những kẻ săn tiền thưởng nên làm khi tóm được quái vật. Ông ta nói: "Tôi hy vọng các bạn sẽ không nao núng bởi bất kỳ sự cảm thương nhân đạo nào khi bắn nó tại trận và gửi xác quái vật cho chúng tôi trong tình trạng bảo quản lạnh và vận chuyển bằng đường sắt. Các bộ phận cơ thể của nó, chẳng hạn như chân, hàm hay răng cũng rất được hoan nghênh".
Theo những tài liệu khác được tìm thấy ở Edinburgh, áp lực đã gia tăng đối với một đạo luật đặc biệt của quốc hội Vương quốc Anh nhằm ngăn cản quái vật hồ Loch Ness bị giết hoặc bắt giữ. Chiến dịch do nghị sĩ Murdoch MacDonald đại diện cho Scotland khởi xướng.
Các tài liệu cũng cho biết, nhiều năm sau đó, vào những năm 1960, Hoàng thân Philip, chồng của Nữ hoàng Anh Elizabeth, thậm chí đề xuất điều động lực lượng Hải quân Hoàng gia tìm kiếm quái vật ở vùng hồ Loch Ness.
Những tiết lộ trên được tác giả David Clarke nêu ra trong cuốn sách nhan đề "Các hồ sơ dị thường của Liên hợp Anh" của ông. "Trong những năm 1930, quái vật hồ Loch Ness đã trở thành một biểu tượng quốc gia của Scotland. Đã có rất nhiều phẫn nộ của người Scotland về việc khả năng xác của con quái vật này có thể bị đem trưng bày ở London", ông Clarke viết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Những 'dị thú' từng xuất hiện ở Việt Nam, con vật cuối cùng ai nhìn cũng ám ảnh
CLIP: Sư tử đực nổi điên, lao tới cắn xé xe ô tô khiến du khách hoảng hồn
CLIP: Bị cầy mangut 'đánh úp' từ phía sau, rắn hổ mang chưa kịp phản ứng đã bị kẻ đi săn lôi đi xềnh xệch
CLIP: Trâu rừng dũng cảm húc tung sư tử để giải cứu đồng loại và cái kết ít ai đoán được
CLIP: Đi săn trâu rừng, sư tử bị con mồi hành cho nhừ tử
Việt Nam có một loại gỗ 'đắt hơn vàng', chỉ còn 8 cây ngoài tự nhiên