Tiết lộ bí kíp giúp "thần" rắn xứ Lạng dù bị cắn nhiều lần vẫn thoát chết
Khám phá thú vị loài voọc mũi hếch chỉ có ở Việt Nam / Kế hoạch định cư trên sao Hỏa thu hút sự chú ý
Khống chế được rắn nhờ thuốc gia truyền
Đã từng bắt rất nhiều loại rắn nên ông Triệu Văn Định khá dày dặn kinh nghiệm, chưa kể, nhờ những bài thuốc gia truyền mà ông dễ dàng hơn trong việc xử trí với loài vật "tử thần" này.
Nhờ bí kíp từ bài thuốc gia truyền, ông Định vừa có thể khống chế được rắn, vừa tự cứu mình nếu chẳng may bị rắn cắn.
Ông Địnhcho hay: "Rắn có nhiều loại, những loại rắn hiền lành như ráo, rắn nước thì bắt đơn giản lắm, chỉ cần dùng tay không cũng bắt dễ dàng, nhưng với những loại rắn “tử thần” thì phải cẩn trọng hơn nhiều".
“Thông thường ngoài các kỹ năng nhanh gọn, khi bắt các loại rắn hổ mang - nhất là rắn chúa thì tôi phải thoa một ít thuốc gia truyền vào tay. Thuốc này có tác dụng khiến rắn bị “say” hoặc “ngất” nên thân mềm, đầu không ngóc lên được, lúc đó mình chỉ việc tóm đầu là dễ dàng khống chế được chúng”.
Loại thuốc mà ông Định nói tới là bí kíp riêng, được truyền lại từ thời ông bà. Chỉ biết đó là loại thuốc được chế từ các loại thảo mộc, phối trộn theo công thức riêng.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dễ dàng tiếp cận sát đầu rắn, có những loại phun nọc độc từ khoảng cách tới 2m, thì lại phải dùng thêm nhiều dụng cụ khác.
Ngoài loại thuốc khiến rắn yếu đi, dễ bắt hơn, ông Định còn có thuốc trị rắn cắn. “Loại thuốc của tôi sử dụng ngay sau khi bị cắn, thuốc có tác dụng chế ngự chất độc, không cho chất độc lan ra khắp cơ thể. Thế nhưng thuốc chỉ có tác dụng nhất định trong thời gian ngắn và với những loại rắn nọc độc không quá mạnh. Thuốc có thể ngăn chất độc nhưng vùng da đã tiếp xúc với nọc độc của rắn thì vẫn bị thâm đen, thậm chí hoại tử” – ông Định cho hay.
Ông Định tóm gọn con rắn hổ mang hoa dài 2m bằng tay không. Ảnh: NVCC
“Riêng những loại rắn nào cắn mà không chịu nhả, thân rắn xoắn lại như dây thừng thì không thuốc nào chữa nổi, những trường hợp này thường tử vong rất nhanh” – ông Định lý giải – “lượng chất độc trong một con rắn có thể giết chết mấy chục người, nếu nó đã xoắn thân nghĩa là đang phóng hết chất độc rồi thì khi đó lượng độc tố cực lớn sẽ lan truyền nhanh chóng khắp cơ thể người. Không thuốc nào chữa nổi”.
Ông còn tiết lộ: Cùng một con rắn nhưng thời điểm tiết nọc độc lại khác nhau. Nếu trước khi cắn người nó đã cắn hoặc nuốt con vật khác thì lượng độc tố sẽ giảm bớt, nhưng nếu rắn “đói” thì chúng trở nên vô cùng hung dữ và sẵn sàng tấn công lại khi bị đánh động.
Đặc biệt, vào tháng 3 Âm lịch, thời điểm sau tiết Thanh minh, rắn thường rời hang kiếm ăn sau một thời gian dài ngủ đông. Lúc này lượng chất độc tích tụ lâu ngày nên cực nguy hiểm, chỉ cần “dính” nhát cắn đầu tiên đã có thể tử vong ngay lập tức.
Sẽ không truyền lại cho con cháu
Rắn sau khi bắt được, thông thường chủ nhà sẽ “lại quả” cho ông Định thay tiền công. Với những loại rắn rẻ riền hoặc nhỏ, giá trị không cao thì ông Định mang về nhà thịt. Riêng những loại rắn như hổ mang hoa mà ông bắt được ở nhà chị Hảo tối 25/9, ông bán cho những người buôn rắn.
Với ông Định, bắt rắn không phải là nghề vì quá nguy hiểm.
Dân buôn cũng phân loại khi thu mua, đơn cử cùng là hổ mang nhưng những con nào bụng đen sẽ được trả giá cao nhất, tầm 300-400 nghìn đồng/kg. Loại bụng trắng thì rẻ hơn, chỉ khoảng 250 nghìn đồng/kg, riêng loại rắn bụng khoang hay bụng mốc là rẻ nhất, chỉ hơn 100 nghìn đồng/kg.
“Con rắn hôm tôi bắt ở nhà cô Hảo là loại bụng trắng, bán được 500 nghìn đồng. Thông thường nếu rắn được trả giá cao thì tôi sẽ chia lại một ít lộc cho chủ nhà” – ông Định tiết lộ.
Dù có nhiều năm kinh nghiệm khống chế loại vật nguy hiểm nhưng ông Định không coi đó là nghề, ông bảo: nó quá nguy hiểm để coi là một nghề mưu sinh.
“Ngày xưa đó nghèo đói, rắn lại nhiều, cứ mùa nước lũ đến hoặc tháng 3 âm lịch, sau tiết Thanh minh tôi lại vác theo đồ nghề đi bắt rắn. Khi đó hiếm người bắt nên tôi cũng có thêm thu nhập từ nghề này, chứ giờ rắn ít rồi lại là công việc nhiều rủi ro nên chỉ làm thêm thôi, nghề chính vẫn là nông nghiệp”.
Ông Định cũng không hề có ý truyền dạy bí kíp bắt rắn cho con cháu, vì “chẳng đáng bao nhiêu mà mạng sống có thể bị cướp mất bất cứ lúc nào. Chưa kể giờ xã hội thay đổi nhiều rồi, muốn khấm khá phải học, tôi muốn con tôi có cuộc sống tốt hơn bố mẹ nó”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?