Khám phá

Tiết lộ "choáng váng" hậu thế về đệ nhất mỹ nhân Trung Quốc

Đối với hậu thế, Tây Thi luôn là biểu tượng sắc đẹp đứng đầu tứ đại mỹ nhân cổ đại, nhưng đích thực ai mới xứng là đệ nhất mỹ nhân?

'Sốc' với lý do Tào Tháo cho tới lúc chết vẫn không thể thống nhất được thiên hạ / Cuộc đời đầy bi kịch của vị hoàng hậu bị con trai ép làm sủng phi vì quá xinh đẹp

Vẻ đẹp của Tây Thi khiến 'chim sa cá lặn' xứng đáng đứng đầu trong Tứ Đại Mỹ nhân thời xưa ở Trung Quốc.

Vương Chiêu Quân là mỹ nhân được coi là "á hậu" trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc, vẻ đẹp của nàng chỉ xếp sau Tây Thi. Nàng là một trong hai đại mỹ nhân của triều Hán.

“Bế nguyệt” là trăng bị che khuất, đó là từ ngữ cực đắt giá khi nói về nhan sắc của Điêu Thuyền. Vẻ đẹp của nàng đến nỗi trăng cũng phải giấu mình che khuất sau bóng mây đen khi nàng đi dạo thưởng ngoạn trong đêm.

Còn mỹ nhân Dương Qúy Phi mang giai thoại về “tu hoa”. Ở nàng sở hữu một vẻ đẹp làm hoa cũng phải xấu hổ thu mỗi khi thở than, u uất.

Ai xứng tầmlà đối thủ của Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa?

Tiết lộ choáng váng hậu thế về đệ nhất mỹ nhân Trung Quốc đích thực là ai?. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Trong “tứ đại mỹ nhân” người đời vẫn tôn vinh Tây Phi là số một của vẻ đẹp “chim sa cá lặn, nghiêng nước nghiêng thành”. Nhưng ít ai biết rằng, nếu chỉ dùng tiêu chí về nhan sắc để bình bầu thì có lẽ danh hiệu mỹ nhân phải dành cho Mao Tường.

Theo sử sách viết lại, Mao Tường vốn là ái thiếp của Việt Vương Câu Tiễn cuối thời Xuân Thu. Trên thực tế, Mao Tường mới chính là hiện thân của cái đẹp.

Câu thành ngữ “Chim sa cá lặn” vốn dành để miêu tả vẻ đẹp của Mao Tường, Li Cơ nổi tiếng trong “Trang Tử Tề vật luận”. Nàng mới chính là nguyên mẫu của vẻ đẹp “cá lặn” chứ không phải Tây Thi.

Nhưng vì sao Mao Tường lại không nổi tiếng như họ?

 

Thực ra, trong tứ đại mỹ nhân hoàn toàn không chỉ đánh giá dựa trên nhan sắc của mỗi người mà còn dựa vào bối cảnh chính trị thời ấy.

Quả thực, ngoài nhan sắc trời ban hơn người, những mỹ nhân này đều gánh trên vai một trọng trách chính trị của lịch sử, do đó mà họ trở nên nổi tiếng với hậu thế.

Cụ thể, nàng Tây Thi xả thân cứu nước Việt, Vương Chiêu Quân nhẫn nhịn suốt đời chỉ vì đại nghĩa, Điêu Thuyền dùng mình làm mỹ nhân kế ly gián cha con Đổng Trác-Lã Bố, còn Dương quý phi trở thành tác nhân gây ra “An sử chi loạn”.

Còn về nàng Mao Tường tuy nhan sắc nổi trội hơn cả, nhưng nàng vốn là một sủng phi chỉ an phận thủ thường. Nàng có cuộc sống bình yên nơi chốn hậu cung so với tứ đại mỹ nhân nên ít được hậu thế biết đến và nhắc tới.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm