Tiết lộ cực sốc về tư thế ướp xác của pharaoh Ai Cập
Sau khi băng hà, các pharaoh Ai Cập thời cổ đại được ướp xác để bảo tồn nguyên vẹn thi thể giúp linh hồn sang thế giới bên kia. Một trong những điểm gây chú ý là vị trí hai tay của xác ướp vô cùng quan trọng.
Chiêm ngưỡng cá trê bạch tạng 'khủng' ở miền Tây / Bật mí chuyện mê tín lạ lùng của Võ Tắc Thiên
Pharaoh Ai Cập là người nắm giữ quyền lực tối thượng. Thậm chí, họ được coi là hậu duệ của các vị thần nên được người dân Ai Cập thời cổ đại hết mực tôn sùng và kính trọng.

Sau khi băng hà, thi hài các pharaoh Ai Cập được tiến hành quy trình ướp xác phức tạp để họ tiếp tục cuộc sống ở thế giới bên kia.

Việc bảo quản thi hài các pharaoh có ý nghĩa quan trọng do người dân thời đó quan niệm xác vẫn là “nhà” cho linh hồn khi họ sang thế giới bên kia.

Nếu như thi thể bị phân hủy thì đồng nghĩa với việc linh hồn sẽ bị hủy hoại. Do vậy, người Ai Cập cổ đại tiến hành ướp xác các pharaoh để họ sống tiếp ở kiếp sau.

Việc ướp xác pharaoh Ai Cập có nhiều điểm khác biệt so với các xác ướp của những người đến từ tầng lớp thấp hơn trong xã hội.

Trong số này, đáng chú ý là vị trí để tay của pharaoh Ai Cập. Trong quá trình ướp xác, những người thợ ướp xác sẽ để hai tay vắt chéo đặt trên ngực.

Đây được coi là một trong những dấu hiệu cho thấy xác ướp thuộc về thành viên hoàng tộc Ai Cập thời cổ đại.

Tuy nhiên, một số xác ướp pharaoh Ai Cập có vị trí để tay khác một chút so với truyền thống. Điều này xảy ra thường có lý do riêng.

Ví dụ như xác ướp pharaoh Tutankhmun có vị trí để hai tay vắt chéo ở gần eo và khuỷu tay cũng nhô ra bắt chước tư thế của Osiris.

Sở dĩ người ta ướp xác vua Tutankhmun như vậy là nhằm để ông hoàng này trông giống thần Osiris. Đây cũng được cho là cách để pharaoh Tutankhmun công khai chống lại cuộc cách mạng tôn giáo do Akhenaten - cha của vị vua Ai Cập nổi tiếng này khởi xướng.
Theo Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'
Cột tin quảng cáo