Tiết lộ mới về xác ướp người Tarim thời kỳ đồ đồng
Kinh ngạc 3 mỹ nam Ai Cập "tái sinh" từ xác ướp 2.000 năm / Kinh ngạc gương mặt phục dựng của 3 xác ướp Ai Cập cổ đại hơn 2.000 tuổi
Nghiên cứu kéo dài hơn một thế kỷ giả định về nguồn gốc của những người tiền sử ở lưu vực Tarim, nơi có hài cốt người được bảo tồn tự nhiên, bị khô bởi sa mạc, gợi ý cho nhiều nhà khảo cổ rằng họ là hậu duệ của những người Ấn-Âu đã di cư đến khu vực này trước khoảng 2000 năm trước Công nguyên.
Thế nhưng, nghiên cứu mới nhất cho thấy họ là một nhóm bị cô lập về mặt di truyền, dường như không liên quan đến bất kỳ dân tộc láng giềng nào.
Christina Warinner, một nhà nhân chủng học tại Đại học Harvard ở Massachusetts, Mỹ và Viện Max Planck về Khoa học Lịch sử Nhân loại ở Đức, cho biết: “Chúng thật bí ẩn với rất nhiều điều khó hiểu hoặc mâu thuẫn."
Khu vực xung quanh nghĩa trang Xiaohe, Tân Cương bây giờ là một sa mạc nhưng khoảng 4.000 năm trước đã từng một bờ sông tươi tốt khi người Tarim sinh sống.
Nghĩa trang Xiaohe được phát hiện bởi một thợ săn địa phương vào đầu thế kỷ 20. Hơn 300 người được chôn cất ở đó vào thời kỳ đồ đồng nhưng nhiều ngôi mộ đã bị bọn trộm mộ cướp phá trước đó.
Nghiên cứu di truyền mới của những người được chôn cất tại nghĩa trang Xiaohe chỉ ra rằng họ là hậu duệ của những người bản địa chứ không phải những người di cư Ấn-Âu vào khu vực như đã được giả thuyết từ lâu.
Xác ướp sa mạc
Các nhà thám hiểm châu Âu đã tìm thấy xác ướp Tarim đầu tiên trên sa mạc thuộc miền tây Trung Quốc ngày nay vào đầu thế kỷ 20. Nghiên cứu gần đây đã tập trung vào các xác ướp từ khu phức hợp lăng mộ Xiaohe ở rìa phía đông của sa mạc Taklamakan.
Nền văn hóa Tarim cũng rất đặc biệt. Người dân thường chôn cất người chết trong quan tài gỗ hình thuyền và đánh dấu mộ bằng cọc thẳng đứng và mốc mộ hình mái chèo. Một số người được chôn với những miếng pho mát quanh cổ - có thể là thức ăn cho thế giới bên kia.
Những chi tiết đó gợi ý cho một số nhà khảo cổ rằng, người Tarim không có nguồn gốc từ khu vực này mà là hậu duệ của những người Ấn-Âu đã di cư đến đó từ một nơi khác - có thể là nam Siberia hoặc vùng núi Trung Á. Nhưng nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng những giả định đó không đúng.
Đồng tác giả Choongwon Jeong, nhà di truyền học dân số tại Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc, cho biết ADN chiết xuất từ răng của 13 trong số những xác ướp lâu đời nhất được chôn cất tại Xiaohe khoảng 4.000 năm trước cho thấy không có sự pha trộn gen với những người lân cận.
Thay vào đó, có vẻ như người Tarim hoàn toàn là hậu duệ của người Bắc Âu cổ đại hầu như đã biến mất cách đây khoảng 10.000 năm, sau khi kết thúc kỷ băng hà cuối cùng.
Môi trường sa mạc dường như không ngăn cản người Tarim giao lưu văn hóa với nhiều dân tộc khác nhau. Lưu vực Tarim trong thời đại đồ đồng đã là ngã tư giao lưu văn hóa giữa phương Đông và phương Tây và sẽ vẫn như vậy trong hàng nghìn năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bằng chứng hiếm có về tục lệ ăn thịt người thời cổ đại
5 loại gỗ đắt nhất thế giới: Việt Nam có 1 loại nổi tiếng khắp thế giới, giá 2,3 tỷ/kg
Rùng mình tục lệ ăn thịt người chết ở rừng Amazon
Khai quật lăng mộ lãnh chúa 1.200 tuổi chứa đầy vàng ở Panama
Loài chó ‘biết hát’ cực kì quý hiếm hồi sinh sau 50 năm tưởng đã tuyệt chủng
CLIP: Cảnh tượng đáng kinh ngạc, bọ ngựa tóm gọn chim ruồi trong chớp mắt
Xác ướp người Tarim thời kỳ đồ đồng được tìm thấy tại nghĩa trang Xiaohe, Tân Cương, Trung Quốc.