Tiết lộ "mức lương" của Võ Tòng trước khi lên Lương Sơn Bạc: Đến người hiện đại cũng bất ngờ!
Đây là người văn võ song toàn, xứng đáng thống nhất thiên hạ thời Tam Quốc, tiếc rằng bị hành thích bất ngờ! / Võ tướng dũng mãnh nhất Tam Quốc chết thảm trong tay Tào Tháo chỉ vì 1 câu nói của Lưu Bị
Võ Tòng, ngoại hiệu Hành giả, là một nhân vật trong tiểu thuyết Thủy hử của tác giả Thi Nại Am.
Trong tác phẩm này, Võ Tòng nguyên là thủ lĩnh của núi Nhị Long và sau này đã lên Lương Sơn Bạc tụ nghĩa. Khi ở Lương Sơn Bạc, ông giữ chức đầu lĩnh thứ 14, được sao Thiên Thương Tinh chiếu mệnh.
Trước khi trở thành một hảo hán cốt cán trong đội ngũ của Tống Giang, Võ Tòng từng có thời gian làm chức Đô đầu ở huyện Dương Cốc.
Trên thực tế, khi còn làm quan, Võ Tòng cũng đã ít nhiều có được một cuộc sống không quá khốn khó.
Thế nhưng điều đáng nói nằm ở chỗ, bổng lộc mà nhân vật này nhận được nếu quy đổi ra đơn vị tiền ngày nay lại khiến cho nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.
Sự thật phũ phàng về chức quan của Võ Tòng: Thậm chí còn không nằm trong biên chế!
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Võ Tòng sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở huyện Thanh Hà, phủ Đông Bình, tỉnh Sơn Đông. Ông mồ côi cha mẹ từ rất sớm và được người anh trai ruột là Võ Đại Lang nuôi lớn.
Dưới ngòi bút của Thi Nại Am, nhân vật này được xây dựng dưới hình tượng của một thanh niên tráng kiện, oai hùng, mắt sáng, mày ngài, cơ bắp cuồn cuộn, thân cao 8 trượng.
Sau khi trưởng thành, ông sở hữu võ nghệ cao cường, thường thích uống rượu, hay hành hiệp trượng nghĩa và nổi tiếng là người nghĩa khí trong vùng.
Cũng theo tình tiết của "Thủy Hử", Võ Tòng vì bất hòa với một quản sự trong huyện mà đã đánh người trong lúc say.
Khi ấy, thấy đối phương bất tỉnh, ông tưởng rằng mình đã vô tình giết người nên bỏ trốn tới nương nhờ phủ của Sài Tiến.
Một năm sau đó, nghe tin tên quản sự kia chưa chết, Võ Tòng liền lên đường trở về quê tìm anh trai ruột. Trên đường về quê, ông có đi ngang qua huyện Dương Cốc, liền ghé vào một tửu quán dưới chân đồi uống rượu.
Sau khi uống say, Võ Tòng đã đánh chết con hổ khét tiếng hung dữ trên đồi Cảnh Dương. Nhờ chuyện này, ông đã được Huyện lệnh Dương Cốc tán thưởng và phong cho chức Đô đầu.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Theo chế độ bổng lộc của quan viên được ghi chép trong "Tống sử", vào thời Bắc Tống, hệ thống quan lại của vương triều này chia làm 2 loại là quan viên có biên chế và quan viên không có biên chế.
Bộ phận quan viên có biên chế chính là tầng lớp được nhận bổng lộc từ triều đình. Ví dụ tiêu biểu chính là Thái úy Cao Cầu trong "Thủy hử truyện". Nếu chiếu theo chế độ đãi ngộ thời bấy giờ, mỗi năm Cao Cầu có thể nhận từ vua Tống khoảng 3000 quan tiền bổng lộc.
Bộ phận còn lại chính là những chức quan nhỏ không nằm trong biên chế. Bổng lộc của những người này chủ yếu tới từ tiền lương do chính cấp trên của họ cấp phát.
Như vậy, chức Đô đầu ở huyện của Võ Tòng chỉ được xếp vào loại thứ hai. Chức quan của ông không nằm trong biên chế, vì vậy không được triều đình cấp phát bổng lộc mà chỉ nhận được tiền lương do Huyện lệnh Dương Cốc trả cho.
Tiết lộ về mức lương của Đô đầu Võ Tòng: Dù là thời xưa hay thời nay cũng đều khiến người đời cảm thán
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Như vậy "tiền lương" mỗi năm của Võ Tòng rốt cục là bao nhiêu? Để làm rõ vấn đề này, chuyên trang lịch sử Qulishi đã lấy dẫn chứng từ "Đông Kinh mộng hoa lục".
Theo đó, dưới thời Bắc Tống, bổng lộc của mỗi Đô đầu sẽ phụ thuộc vào tình hình phát triển của khu vực đó và mức độ hào phóng của Huyện lệnh.
Nếu làm việc ở một nơi phồn hoa đô hội như đất Tô Châu, bổng lộc trung bình một năm của mỗi Đô đầu bình thường cũng rơi vào khoảng 60 quan tiền.
Tuy nhiên nếu nhậm chức ở những địa phương ít phát triển hơn, tiền lương mỗi năm của họ chỉ ở vào khoảng 45 quan tiền một năm.
Dựa theo trường hợp của Võ Tòng, huyện Dương Cốc mà ông làm việc chỉ được xem là một nơi không quá phát triển. Vì vậy bổng lộc mỗi năm mà ông nhận được cũng là 45 quan tiền.
Chiếu theo ghi chép của "Tống sử", vào những năm cuối thời Bắc Tống, giá gạo rơi vào khoảng 1 quan tiền cho mỗi thạch gạo. (Thạch là đơn vị thể tích của các loại hạtnhư ngũ cốc thời xưa, 1 thạch = 100 lít, xấp xỉ 59, 2kg ngày nay).
Từ đó có thể tính được, một năm bổng lộc của Võ Tòng có thể mua 45 thạch gạo. Ngày nay, giá của mỗi thạch gạo rơi vào khoảng 400 tệ/thạch (theo Qulishi).
Do đó, tiền lương một năm của Võ Tòng nếu quy đổi ra đơn vị tiền Trung Quốc hiện đại sẽ là 18000 NDT/năm, xấp xỉ khoảng 59 triệu 400 ngàn Việt Nam đồng.
Chiếu theo con số nói trên, thu nhập mỗi tháng của Võ Tòng là 1500 NDT/tháng, tương đương khoảng 4 triệu 950 ngàn VND/tháng.
Từ đó không khó để nhận đấy, trong khoảng thời gian làm Đô đầu, cuộc sống của Võ Tòng tuy không quá khốn khó nhưng không thể coi là khá giả.
Thậm chí có nhiều ý kiến cho rằng, bổng lộc mà ông nhận được dù ở vào thời xưa hay ngày nay đều khiến người khác cảm thấy khó tin vì… quá thấp!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm