Tiết lộ tỉnh thành có tên dài nhất Việt Nam, học sinh giỏi Địa Lý chưa chắc đã đoán đúng
Địa điểm có tên ngắn nhất chỉ vỏn vẹn 4 chữ, là thủ đô của quốc gia trẻ nhất Đông Nam Á / Bí ẩn về những người sống ở nơi cao nhất thế giới được gọi là ‘thiên đường của quỷ’
Khi đặt câu hỏi, trong số 63 tỉnh thành Việt Nam, đâu là tỉnh thành có tên dài nhất, nhiều người tự tin mình sẽ đoán đúng. Hai đáp án được đưa ra nhiều nhất là Bà Rịa – Vũng Tàu và Thừa Thiên Huế. Trong đó, Bà Rịa – Vũng Tàu gồm 4 từ và 12 chữ cái, còn Thừa Thiên Huế có 3 từ và 12 chữ cái.
Nhưng thực tế đáp án lại là Thành phố Hồ Chí Minh. Nó có đến 5 âm tiết và 17 chữ cái. Nếu Huế, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Nội có thể đứng một mình vẫn đủ nghĩa, dễ hiểu thì Thành phố Hồ Chí Minh bắt buộc phải có chữ “thành phố” phía trước mới đúng nghĩa.
Ảnh minh họa
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam hiện nay cả về dân số và quy mô đô thị hóa. Nơi này được đánh giá là trung tâm văn hóa, chính trị, giáo dục, kinh tế của nước ta. Cùng với Thủ đô Hà Nội, TP.HCM cũng là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt.
TP.HCM có đến 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện. Tổng diện tích lên đến 2.061 km2, tuy không phải lớn nhất nhưng quy mô thuộc hàng top. Tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh chính thức "ra đời" vào tháng 7/1976.
Lại nói về việc đổi tên từ Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp chính là người đã đưa ra ý tưởng đổi tên này vào tháng 8/1946.
Trong một lần ra Bắc tham dự cuộc họp cùng bà Nguyễn Thị Định, giáo sư Ca Văn Thỉnh, ông Nguyễn Văn Khước, bác sĩ Nghiệp đã đề nghị đổi tên Thành phố Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhưng mãi đến gần 30 năm sau, vào năm 1976 ý nguyện của bác sĩ Nghiệp mới thành hiện thực. Bởi thời gian sau năm 1946 Sài Gòn ngập trong khói lửa, có quá nhiều biến động. Sau này, khi đất nước đã hòa bình, tại Quốc hội khóa VI, Quốc hội thống nhất lần thứ hai việc chính thức để đô thành Sài Gòn mang tên Thành phố Hồ Chí Minh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo