Tiết lộ về đám tang Từ Hy thái hậu
Từ Hy thái hậu qua đời vào thời điểm mà văn minh khoa học hiện đại đã có mặt tại Trung Quốc nhưng tang lễ của bà lại được thực hiện theo truyền thống của hàng nghìn năm về trước.
Thanh triều mục ruỗng vì “công cuộc” tắm rửa của Từ Hy Thái hậu / Vụ bê bối chấn động bị che giấu sau cánh cửa Tử Cấm Thành của Từ Hy Thái hậu
Tháng 11/1908, người dân thành Bắc Kinh đều xì xào bàn tán về cái chết của Từ Hy thái hậu. Chỉ biết rằng Hoàng đế và Thái hậu đã chết và theo những nghi lễ mấy nghìn năm trước, họ chết một cách cô độc trước sự chứng kiến của bá quan văn võ. Không ai đưa tay ra để an ủi họ vì không có bàn tay nào có thể chạm vào thi thể của một Hoàng đế hay một Thái hậu đã chết. Bức tường Tử Cấm thành vẫn cao vời vợi và người ngoài mãi mãi không biết được những bí mật bên trong đó.
Báo chí đã từng viết nhiều về những câu chuyện kỳ lạ về cuộc sống của Từ Hy thái hậu. Có người khẳng định rằng bà hoàng hậu đã thống trị Trung Quốc trong một thời gian dài từng là một nô tì tới từ Quảng Châu. Tuy nhiên, giáo sư William Martin lại cho rằng tất cả những câu chuyện đó đều là bịa đặt. Từ Hy thái hậu là con gái của Huệ Chinh vì thế bà có xuất thân cao quý. Năm 1853, bà được Hoàng đế Hàm Phong chọn làm Ý phi. Khi đó, Hoàng hậu không sinh được thái tử, trong khi Ý phi lại sinh được cậu con trai, sau này là Hoàng đế Đồng Trị, nên là mẹ của Hoàng thái tử, Ý phi được Hoàng thượng sùng ái. Khi cháu trai bà là Quang Tự lên thay ngôi hoàng đế Đồng Trị, Từ Hy đã buông rèm nhiếp chính và trở thành Nữ hoàng đông phương nổi tiếng. Dưới sự thống trị của bà, đế quốc Đại Thanh đã bị diệt vong.
Báo chí đã từng viết nhiều về những câu chuyện kỳ lạ về cuộc sống của Từ Hy thái hậu. Có người khẳng định rằng bà hoàng hậu đã thống trị Trung Quốc trong một thời gian dài từng là một nô tì tới từ Quảng Châu. Tuy nhiên, giáo sư William Martin lại cho rằng tất cả những câu chuyện đó đều là bịa đặt. Từ Hy thái hậu là con gái của Huệ Chinh vì thế bà có xuất thân cao quý. Năm 1853, bà được Hoàng đế Hàm Phong chọn làm Ý phi. Khi đó, Hoàng hậu không sinh được thái tử, trong khi Ý phi lại sinh được cậu con trai, sau này là Hoàng đế Đồng Trị, nên là mẹ của Hoàng thái tử, Ý phi được Hoàng thượng sùng ái. Khi cháu trai bà là Quang Tự lên thay ngôi hoàng đế Đồng Trị, Từ Hy đã buông rèm nhiếp chính và trở thành Nữ hoàng đông phương nổi tiếng. Dưới sự thống trị của bà, đế quốc Đại Thanh đã bị diệt vong.
Tang lễ của Từ Hy thái hậu được thực hiện theo truyền thống của hàng nghìn năm về trước.
Từ Hy thái hậu qua đời vào thời điểm mà văn minh khoa học hiện đại đã có mặt tại Trung Quốc nhưng tang lễ của bà lại được thực hiện theo truyền thống của hàng nghìn năm về trước. Một số lượng lớn đồ hàng mã như tiền giấy, đồng hồ, tủ, hình nhân…được làm y như thật được đốt trong đám tang để bà mang theo xuống âm phủ.Đội quân bằng giấy cũng xếp thành hàng và được đem tới một nơi nào đó ở giữa Tử Cấm thành và cổng vào cung điện để đốt trước khi tang lễ diễn ra 2 ngày. Theo quan niệm khi đó thì những binh sỹ bằng giấy này sẽ được phái xuống âm phủ trước để dẹp đường cho thái hậu.
Tuy nhiên, cũng giống như những câu hỏi mà một tờ báo từng đặt ra đó là nếu như Khổng Tử và Mạnh Tử ở dưới âm phủ nhìn thấy những binh sỹ mặc đồ tây bằng giấy này, họ sẽ cảm thấy như thế nào? Khi họ nhìn thấy những đồ được đốt cháy theo đám tang không phải là chiếc ghế kiểu Trung Quốc của tổ tông mà là một chiếc bốn bánh mang phong cách châu Âu thì sẽ kinh ngạc biết chừng nào?
Chiếc quan tài mạ vàng của Thái hậu được diễu qua một cách chầm chậm và nghiêm trang dưới những gò đất màu xám ở Bắc Kinh, bên trong có thi thể của Từ Hy thái hậu, người phụ nữ khiến người ta phải khiếp sợ và ngưỡng mộ, Nữ hoàng vĩ đại nhất thế kỷ, người đã từng nếm trải đắng, cay, ngọt bùi của cuộc sống và quyền lực.
Đoạn đường đưa đám từ trong thành đi ra hầu hết đều phải xuống dốc, hai bên đường là những gò đất nhỏ vì vậy nếu đứng từ Đông Trực Môn có thể nhìn thấy rõ toàn cảnh đám tang. Đi đầu là một nhóm kỵ binh mặc quân phục hiện đại, tiếp đến là một đoàn ngựa bạch nhỏ và hàng trăm đi sau để đổi nhau khiêng quan tài. Đằng sau còn có một nhóm kỵ binh tay cầm giáo dài có treo những lá cờ màu đỏ và nhóm kỵ binh mang súng. Họ đều là người của cấm vệ quân Hoàng gia. Sau cùng là đoàn nô tì mặc quần áo đỏ và cầm những lá cờ đủ màu sắc cũng như những dải lụa treo rủ. Đoàn người cầm cờ nhiều tới mức khiến người ta tưởng rằng, tất cả số cờ trong hoàng cung đã được đem ra để đưa tiễn Thái hậu…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh
Profile khủng của sĩ quan Công an Việt Nam đầu tiên làm Chánh Văn phòng cố vấn Cảnh sát LHQ ở New York
Tiết lộ 1 nơi ở Trung Quốc, nơi 'vàng' mọc trên cây
CLIP: Bị 3 con báo săn bao vây, linh dương nổi điên húc thủng bụng kẻ đi săn, thành công thoát thân
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Nổi tiếng đa nghi, tại sao Tào Tháo lại đặt trọn niềm tin vào Hạ Hầu Đôn?
Cột tin quảng cáo