Tiêu Phong 1 chưởng đánh bị thương Vô Danh thần tăng, tại sao không thể giết được con hổ?
Vùng đất khiến người ta kinh ngạc khi cây cối bị biến dạng, cong veo một cách kỳ lạ / Hồ kỳ dị nhất thế giới, không có đáy, cực ít nước, có thể bước đi ở trên
Kiều Phong hay còn gọi là Tiêu Phong là một trong 3 nhân vật chính của tiểu thuyết kiếm hiệp Thiên long bát bộ do nhà văn Kim Dung sáng tác. Trong cuốn tiểu thuyết này, Tiêu Phong được miêu tả như 1 đại anh hùng xuất chúng. 30 tuổi, Tiêu Phong đã đạt tới cảnh giới Đăng phong tạo cực, cũng có nghĩa là võ công của anh ta đã có thể coi là một trong những cao thủ của giới võ lâm.
Tiêu Phong cũng là người duy nhất có thể sử dụng Hàng long thập bát chưởng với độ xuất chiêu thần tốc, chớp mắt đã xuất ra 3 chiêu Kháng long hữu hối, kình phong bắn xa tới 10 trượng, kinh lực như 1 cơn sóng thần, phạm vi phủ rộng tương đương với 1 bức tường thành cao khiến cho Đinh Xuân Thu dù là 1 đại cao thủ cũng phải khiếp sợ, không dám đấu trực diện.
Tiêu Phong được miêu tả là một kỳ tài võ học, trời sinh có thần lực. (Ảnh: Baidu)
Ngoài ra, Kim Dung cũng miêu tả Tiêu Phong là một kỳ tài võ học, là người bẩm sinh có thần lực nên càng gặp đối thủ mạnh sẽ càng phát huy tiềm lực trong người. Với khả năng đặc biệt, Tiêu Phong có thể dễ dàng biến một chiêu thức bình thường trở nên mạnh mẽ. Như, trong trận chiến ở Tụ Hiền Trang, Tiêu Phong đã sử dụng Thái tổ trường quyền đạt đến cảnh giới Tinh diệu tuyệt luân, đánh trên cơ 2 vị cao tăng của Thiếu Lâm là Huyền Nạn và Huyền Tịch.
Lúc Tiêu Phong và Mộ Dung Phục đấu với nhau tại Thiếu Lâm Tự, họ đã tình cờ gặp Vô Danh thần tăng, người được đánh giá là có võ công siêu phàm nhất. Thần tăng chỉ cần sáp đã lập tức tạo nên 1 bức tường lực đạo giữa 2 người khiến cho 2 tuyệt kỹ Hàng long thập bát chưởng và Đẩu chuyển tinh di đang đánh tới tấp vừa chạm phải đã không còn tung tích gì. Ngay cả Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác vốn là những người võ học cao siêu, mà bị thần tăng tung 1 chưởng nhẹ nhàng đánh xuống đã gục ngã.
Thế nhưng khi Tiêu Phong dùng Hàng long thập bát chưởng đả xuất, Vô Danh thần tăng lại bị trúng 1 chiêu, gãy tới mấy cái xương sườn, thậm chí thổ huyết. Dù sau đó, Vô Danh thần tăng vẫn nhẹ nhàng xách 2 cái xác của Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác đi nhưng qua đây có thể thấy được sự sắp xếp khéo léo của tác giả. Đó là dù thần tăng có là người đứng đầu giới võ lâm cũng có thể bị Tiêu Phong làm bị thương. Qua đây có thể thấy, Tiêu Phong tuy không phải người có võ công cao nhất nhưng lại có sức mạnh toàn diện.
Không thể giết chết 1 con hổTuy nhiên, trong một đoạn tả Tiêu Phong đánh nhau với hổ ở núi Trường Bạch, người đọc lại thấy Tiêu Phong thể hiện một khía cạnh hoàn toàn khác. Đoạn văn đó miêu tả lại cảnh Tiêu Phong đối mặt với 1 con hổ hung dữ. Khi đó, Tiêu Phong đã dùng 7 phần công lực đánh vào đầu con hổ. Không ngờ, con hổ có đầu rất to, xương lại dày, nó vừa ngã lộn nhào đã lập tức lật người lao về phía Tiêu Phong.
Tiêu Phong lại tăng thêm 10 phần công lực, chỉ nghe thấy 1 tiếng "binh", chưởng này đánh vào bên hông của con hổ, nó loạng choạng vài bước rồi chạy mất dạng. Qua những lời miêu tả này, không khó để phát hiện ra rằng, Tiêu Phong đá đánh ra 2 chưởng nhưng vẫn không giết được con hổ.
Tuy Tiêu Phong có thể đả thương Vô Danh thần tăng nhưng lại không thể đánh chết 1 con hổ. (Ảnh: Baidu)
Trong khi đó, Dương Quá trong tác phẩm "Thần điêu đại hiệp" đã dùng nội công gào thét khiến cho sư tử, hổ lần lượt gục hết, đến voi cũng đứng không vững. Vì lo có người bị thương, Dương Quá mới dừng lại, nếu cứ tiếp tục có lẽ chúng cũng bị tiếng thét của anh ta giết chết.
Vậy tại sao Tiêu Phong, người có thể đả thương Vô Danh thần tăng lại không thể đánh gục 1 con hổ? Để giải thích cho câu hỏi này, chúng ta có thể dựa trên những gợi ý mà nhà văn Kim Dung đã dùng khi mô tả về Tiêu Phong.
Tiêu Phong không chỉ là người có thần lực mà khi gặp đối thủ có nội công thâm hậu, chiêu thức biến hóa hơn, vào thời điểm sinh tử, anh ta với 1 chiêu, nửa thức có thể lật ngược tình thế, đánh bại đối thủ.
Vậy, hàm ý trong lời tả của nhà văn Kim Dung rất rõ ràng: Tiêu Phong khi gặp đối thủ mạnh, càng lúc nguy hiểm sẽ càng phát huy được tố chất của mình.
Vì thế, khi đấu với Vô Danh thần tăng, Tiêu Phong có thể phát huy sức mạnh của mình nhưng khi gặp đối thủ yếu như con hổ ở núi Trường Bạch thì sức chiến đấu của anh ta sẽ nhanh chóng bị tụt xuống.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ