Khám phá

Tiểu thuyết Kim Dung: Cuốn từ điển nhỏ về phong tục, tập quán, văn hóa Trung Hoa

Hầu hết tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung đều đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, được chuyển thể thành phim truyền hình và thậm chí còn được đưa vào trò chơi điện tử.

Những màn tỉ thí võ công kinh điển trong truyện Kim Dung / Hình tượng rắn trong truyện chưởng Kim Dung

Ở vùng đô thị miền Nam trước năm 1975, giới học sinh, sinh viên rất thích đọc sách. Ra đường, vào quán nước… gần như trên tay ai cũng cầm sách, bình phẩm tác phẩm với nhau. Điều đặc biệt là, không có ai cầm những cuốn “tiểu thuyết ba xu” hay “truyện chưởng”, dẫu vào những năm cuối thập niên 1960, truyện kiếm hiệp đã có đầy trong các tiệm cho thuê sách và được rất nhiều người tìm đọc.

Tieu thuyet Kim Dung: Cuon tu dien nho ve phong tuc, tap quan, van hoa Trung Hoa
Kim Dung cùng Tiểu Long Nữ Lâm Diệc Phi và Dương Qua Huỳnh Hiểu Minh

Tôi đến với truyện kiếm hiệp nhờ người thầy dạy môn lịch sử lớp đệ Tam (nay là lớp Mười). Vào lớp, thay vì dạy theo chương trình của Bộ Giáo dục, ông luôn dành ít nhất một nửa thời gian để kể truyện kiếm hiệp, nhất là bộ Cô gái Đồ Long. Theo thầy, viết truyện lịch sử như Kim Dung mới đáng viết và khuyên chúng tôi nên tìm đọc để hiểu thêm về văn hóa Trung Hoa.

Sinh ra trong một gia đình khoa bảng, Kim Dung nổi danh với 15 bộ tiểu thuyết võ hiệp - những tác phẩm giúp ông được tôn xưng là “Minh chủ võ lâm” trong số các tác giả theo đuổi thể loại này. Hầu hết tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung đều đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, được chuyển thể thành phim truyền hình và thậm chí còn được đưa vào trò chơi điện tử. Ngoài sự nghiệp viết văn, ông còn là một nhà tư tưởng, nhà báo - người đã sáng lập ra tờ Minh Báo nổi tiếng tại Hồng Kông.

Thầy tôi còn cho biết, đọc riêng từng bộ đã hay, nhưng nếu đọc có hệ thống lại càng thú vị. Ví dụ, trước khi đọc Cô gái Đồ Long, thì nên đọc Anh hùng xạ điêu rồi tới Thần điêu đại hiệp, sẽ thấy lịch sử Trung Quốc từ cuối đời Tống đến thời Mông Cổ đánh nhà Tống, rồi đến thời nhà Minh diệt Mông Cổ. Đọc ba bộ truyện kiếm hiệp này của Kim Dung, ta có thể liên hệ đến Đại Việt thời phá Tống, bình Chiêm và ba lần đánh đuổi giặc Nguyên Mông. Nghe thầy nói mà sướng. Chúng tôi đi thuê truyện kiếm hiệp của Kim Dung về đọc, dù nói thật, lúc ấy chúng tôi không ai dám cầm những cuốn truyện ấy đi nhơn nhơn ngoài đường (vì sợ bạn bè khi dễ, vì đến lúc này “truyện chưởng” vẫn bị kỳ thị, coi là loại văn chương rẻ tiền) mà thường phải bọc kín trong giấy báo trước khi ra khỏi tiệm cho thuê sách.

Tieu thuyet Kim Dung: Cuon tu dien nho ve phong tuc, tap quan, van hoa Trung Hoa
Kim Dung và người vợ thứ ba Lâm Nhạc Di

Càng đọc càng mê. Đọc xong chương này không thể bỏ chương kế tiếp. Nhưng áp lực quân trường đối với lớp trẻ chúng tôi ngày ấy quá lớn nên phải nén lòng tự đặt chỉ tiêu phải thuộc bài này hoặc phải giải xong bài toán kia mới được đọc chương kế tiếp. Bây giờ nghĩ lại, có khi phải có áp lực như thế mới tạo nên động lực. Đọc truyện kiếm hiệp của Kim Dung đã giúp tôi có thêm nhiều kiến thức về văn hóa, tín ngưỡng dân gian. Truyện của Kim Dung không chỉ ảnh hưởng đến người đọc Việt Nam ngày ấy mà còn ảnh hưởng đến nhiều nước khác.

Nhiều bài nghiên cứu về truyện kiếm hiệp của ông đã khẳng định: các tác phẩm của Kim Dung có thể coi là cuốn từ điển nhỏ về phong tục, tập quán, văn hóa Trung Hoa; bao gồm các lĩnh vực y thuật dân tộc Trung Quốc, võ thuật, âm nhạc, thư pháp, cờ vây, trà đạo, các tư tưởng triết học của đạo Khổng, đạo Phật và đạo Lão lẫn lịch sử phong kiến Trung Hoa. Các nhân vật lịch sử hòa trộn vào các nhân vật trong truyện. Những đánh giá này, tôi nghĩ khá thỏa đáng.

Tôi đọc truyện kiếm hiệp Kim Dung lúc chỉ mới 15 tuổi nên những nhân vật trẻ tuổi như Quách Tĩnh, Hoàng Dung đã thu hút tâm trí tôi dữ lắm. Chẳng hạn, trong 7 nhân vật hư cấu trong truyện Anh hùng xạ điêu - những người thầy đầu tiên của Quách Tĩnh - gọi là Giang Nam thất quái, có vị tên là Hàn Bảo Câu, đứng hàng thứ ba. Thân hình Hàn Bảo Câu béo lùn và đen. Ông là người nóng nảy, võ công không có gì đặc sắc, nhưng luôn muốn dùng vũ lực để giải quyết mọi việc. Ông sử dụng nhuyễn tiên làm vũ khí. Tài cưỡi ngựa và điều khiển ngựa của ông khó ai sánh kịp nên mới có biệt danh là Mã vương thần. Nhưng khi lần đầu gặp Hoàng Dung - con gái của Hoàng Dược Sư, đang trốn cha “đi cho biết đó biết đây”, lại bị cô đá văng khỏi ngựa, lăn tròn như quả bóng. Hoàng Dung thản nhiên đọc: “Người tròn như quả bóng da/ Đá cho một đá lăn qua mấy vòng”. Không biết trong nguyên bản có vậy không, nhưng người dịch lại dịch ra như thế, tôi thấy rất thú vị, bởi có học sinh nào trong lứa tuổi chúng tôi ngày đó không thích thơ.

 

Tieu thuyet Kim Dung: Cuon tu dien nho ve phong tuc, tap quan, van hoa Trung Hoa
Nếu không có phim Thiên long bát bộ, diễn viên Lý Nhược Đồng chưa chắc đã được khán giả khu vực biết đến

Hoặc thông qua Toàn chân thất tử, xuyên suốt 3 bộ truyện kể trên, tôi hiểu thêm rằng, đạo Lão ở Việt Nam chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến lớp Nho sĩ, chứ trong dân gian chủ yếu là Đạo giáo của Trương Tử Lăng. Trong bộ Anh hùng xạ điêu, Bắc Cái Hồng Thất Công dạy cho Quách Tĩnh - Hoàng Dung một chi tiết rất nhỏ, nhưng riêng tôi thấy có ích: khi bị rắn độc cắn thì không nên chạy mà phải lập tức ngồi xuống, đưa tay bứt tất cả các loại cỏ quanh tầm với của mình, nếu chỗ không có cỏ thì bụi đất trong tầm với, đưa ngay vào miệng, nhai nuốt nước. Chỗ con rắn cắn mình, nó phải bò qua bò lại quanh đó, những dải nhớt chảy xuống dính vào cây cỏ chính là thứ trừ được độc rắn. Trời đất không hoàn hảo, nên trong cái rủi có cái may, trong cái may có nảy mầm cái rủi, trong cái kịch độc liền sát đó sẽ có cái giải chất kịch độc ấy chứ chẳng ở đâu xa.

Người Việt Nam chúng ta hiện nay không ai không biết bánh Trung thu, nhưng tại sao gọi là bánh Trung thu và sao lại có bánh Trung thu chay, bánh Trung thu mặn? Chuyện này, khi đọc Cô gái Đồ Long sẽ thấy thú vị hơn. Một số tài liệu cho rằng, bánh Trung thu có vào thời nhân dân Trung Hoa chiến đấu chống nhà Mông Cổ hồi thế kỷ thứ XIV. Ngày đó, để tập hợp lực lượng, thống nhất một ngày nơi nơi đều nổi dậy chống quân Nguyên, thông qua một loại bánh bán công khai. Trong mỗi cái bánh đều có nhét mảnh giấy với dòng chữ: “Giết tất cả quân Mông Cổ vào ngày rằm tháng Tám”. Đêm Trung thu ấy, quân Mông Cổ bị tiêu diệt, Chu Nguyên Chương lên cầm quyền, dựng nên triều đại nhà Minh (1368-1644).

Tieu thuyet Kim Dung: Cuon tu dien nho ve phong tuc, tap quan, van hoa Trung Hoa
Nhà văn Kim Dung

Chắc tin vào truyền thuyết này, nên khi viết Cô gái Đồ Long(trước năm 1975, ở miền Nam; sau này dịch đúng hơn với nhan đề Ỷ Thiên Đồ Long ký), Kim Dung có nhắc tới. Trong hồi 46, kể Trương Vô Kỵ - Giáo chủ Minh giáo tập hợp lãnh đạo các lộ quân về Hồ Điệp Cốc dự đại hội chống Mông Cổ. Đêm đó nhằm ngày Trung thu, mọi người trích huyết ăn thề, đốt hương làm chứng, thà chết không phụ đại nghĩa. Các giáo chúng chấp sự đem bánh nhân chay ra chia cho mọi người. Ai nấy thấy bánh tròn như mặt trăng nên gọi là bánh Trung thu. Kim Dung viết: “Về sau, người ta truyền tụng, người Trung Hoa ăn bánh Trung thu để thề giết quân Mông Cổ, chính là từ đại hội của Minh giáo mà ra”.

Theo Vu Gia/Báo Phụ nữ
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm