Khám phá

Tim có mùi gì, tại sao xương quai xanh dễ gãy? Đây là những sự thật về cơ thể mà ít người biết tới

Cơ thể con người là tất cả mọi thứ tạo nên chúng ta, tuy nhiên có rất nhiều điều hấp dẫn mà chính chúng ta chưa biết về nó.

Công dụng tuyệt vời của hoa atiso đỏ đối với sức khỏe con người / Tác dụng của cải bó xôi với sức khỏe con người

Tim có mùi gì? Tại sao xương quai xanh dễ gãy? Đây là những sự thật về cơ thể mà ít người biết tới - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Đầu tiên, bộ não của bạn điều chỉnh mức độ mạnh mẽ của cơ bắp. Ví dụ nếu cơ chân của bạn co lại ở mức tối đa, chúng sẽ bẻ gãy xương đùi của bạn. Nhưng bộ não giúp cho điều ấy không xảy ra.

Đó cũng là lý do tại sao những người trong trường hợp khẩn cấp có thể nâng được khối lượng khổng lồ, nhưng một chiếc ô tô để cứu những đứa trẻ, điều mà bình thường họ không bao giờ làm được. Hay cũng có thể nói, cơ thể của bạn có khả năng rất mạnh mẽ, nhưng chính điều đó cũng có thể khiến bạn bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, não của bạn đã luôn giữ cho cơ thể bạn luôn mềm yếu hơn thực tế.

Tim có mùi gì? Tại sao xương quai xanh dễ gãy? Đây là những sự thật về cơ thể mà ít người biết tới - Ảnh 2.

Khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ đôi khi phải lấy ra một số cơ quan nội tạng, nhưng khi đặt lại thì không cần phải đặt lại chúng ở vị trí chính xác. Điều đó có nghĩa là cơ thể bạn có khả năng tự di chuyển các cơ quan vào đúng vị trí cần thiết, sau cuộc phẫu thuật.

Tim có mùi gì? Tại sao xương quai xanh dễ gãy? Đây là những sự thật về cơ thể mà ít người biết tới - Ảnh 3.

Và nếu bạn quan tâm trái tim có mùi gì, thì nó giống như mùi nấm, theo chia sẻ từ một bác sĩ gây mê hồi sức tim.

Tim có mùi gì? Tại sao xương quai xanh dễ gãy? Đây là những sự thật về cơ thể mà ít người biết tới - Ảnh 4.

Những người sống trong điều kiện "khắc nghiệt" trong nhiều thế hệ sẽ tự thích nghi theo những cách cực đoan. Ví dụ, những người sống ở nơi cao thường có lá phổi lớn hơn và thành phần máu cũng khác. Hoặc những người Bajau có cuộc sống thường nhật trên mặt nước và dành nhiều thời gian để lặn, đã tiến hóa để lá lách của họ trở nên lớn hơn tới 50%, để có thể lưu trữ nhiều máu hơn.

 

Tim có mùi gì? Tại sao xương quai xanh dễ gãy? Đây là những sự thật về cơ thể mà ít người biết tới - Ảnh 5.

Bạn thường ghét âm thanh của giọng nói mà mình đã thu âm vì nó thiếu tần số thấp mà bạn đã quen nghe. Khi bạn nói chuyện, bạn nghe thấy giọng nói của mình khi nó truyền vào không khí và quay trở lại tai. Nó cũng đi qua hộp sọ đến tai của bạn, và cơ chế dẫn truyền này của xương sẽ truyền các tần số thấp tốt hơn so với không khí.

Nhưng giọng nói đã ghi âm chỉ có phần âm thanh truyền qua không khí. Điều đó gây ra sự khác biệt giữa những gì bạn nghĩ rằng đó là giọng nói của mình và những gì nó thực sự có. Đó cũng là lý do tại sao giọng nói của bạn sẽ (hầu như) luôn ở âm vực cao hơn bạn nghĩ.

Tim có mùi gì? Tại sao xương quai xanh dễ gãy? Đây là những sự thật về cơ thể mà ít người biết tới - Ảnh 6.

Trung bình, con người cũng có nhiều lông trên cơ thể như tinh tinh. Nhưng lông của con người lại ngắn và mịn hơn rất nhiều.

Tim có mùi gì? Tại sao xương quai xanh dễ gãy? Đây là những sự thật về cơ thể mà ít người biết tới - Ảnh 7.

Đôi mắt của bạn có một hệ thống miễn dịch riêng biệt với phần còn lại của cơ thể và trong rất nhiều trường hợp, nếu hệ thống miễn dịch của cơ thể "tìm thấy" đôi mắt của bạn, chúng sẽ cho rằng đó là một dị vật và làm bạn bị mù.

Tim có mùi gì? Tại sao xương quai xanh dễ gãy? Đây là những sự thật về cơ thể mà ít người biết tới - Ảnh 8.

Con người có thể phát quang sinh học và phát sáng trong bóng tối, nhưng ánh sáng mà chúng ta phát ra yếu hơn 1.000 lần so với khả năng thu nhận của mắt người. Nên chúng ta không thể nhận ra sự phát quang này.

 

Tim có mùi gì? Tại sao xương quai xanh dễ gãy? Đây là những sự thật về cơ thể mà ít người biết tới - Ảnh 9.

Khi bạn khóc và chảy nước mũi, đó thực tế là nước mắt của bạn.

Tim có mùi gì? Tại sao xương quai xanh dễ gãy? Đây là những sự thật về cơ thể mà ít người biết tới - Ảnh 10.

Lý do khiến xương quai xanh của bạn rất dễ gãy là do nó được thiết kế để gãy. Cách nó tồn tại giống như một bộ ngắt mạch. Nó bị vỡ ở vị trí đó để ngăn cú sốc của tác động sẽ tiến đến cột sống của bạn, và gây ra các tình trạng tồi tệ hơn.

Tim có mùi gì? Tại sao xương quai xanh dễ gãy? Đây là những sự thật về cơ thể mà ít người biết tới - Ảnh 11.

Cơ thể bạn sẽ sẽ giảm sức mạnh cơ bắp để bảo vệ cột sống của bạn.

Ví dụ, đứng trên mặt đất bằng phẳng, giơ hai tay ra ở tư thế chữ T và nhờ một người bạn đẩy cánh tay xuống trong khi bạn cố gắng giữ nó cố định. Sẽ tốn rất nhiều lực nếu muốn điều đó xảy ra. Nhưng bây giờ, hãy tháo 1 chiếc giày (hoặc đặt một cuốn sách dưới 1 bàn chân) và lặp lại cùng với động tác lắc hông để cột sống của bạn không thẳng. Chỉ cần một lực rất nhỏ để đẩy cánh tay bạn xuống lúc này.

Tim có mùi gì? Tại sao xương quai xanh dễ gãy? Đây là những sự thật về cơ thể mà ít người biết tới - Ảnh 12.

Bệnh Alzheimer không chỉ là mất trí nhớ dần dần. Nó tồn tại một cách vật lý trong não bộ. Nếu bạn có thể mở hộp sọ của một người bị bệnh Alzheimer để xem xét bộ não của họ, bạn sẽ thực sự thấy một chất xám dính, dạng sợi và chất xám này bao trùm não của họ.

 

Tim có mùi gì? Tại sao xương quai xanh dễ gãy? Đây là những sự thật về cơ thể mà ít người biết tới - Ảnh 13.

Nhãn cầu là bộ phận có thể lành nhanh nhất trên cơ thể bạn.

Tim có mùi gì? Tại sao xương quai xanh dễ gãy? Đây là những sự thật về cơ thể mà ít người biết tới - Ảnh 14.

Bạn sẽ sớm chết vì thiếu ngủ hơn là thiếu ăn. Bạn có thể sống, tùy thuộc vào mức độ béo và sức khỏe hiện tại, trong nhiều tháng mà không cần thức ăn. Nhưng theo ước tính, bạn sẽ chết vì thiếu ngủ trong vòng 2 tuần.

Tim có mùi gì? Tại sao xương quai xanh dễ gãy? Đây là những sự thật về cơ thể mà ít người biết tới - Ảnh 15.

Bạn có thể bình tĩnh lại bằng cách tạt nước lạnh vào mặt, vì hành động đó kích hoạt phản xạ lặn của động vật có vú.

Tim có mùi gì? Tại sao xương quai xanh dễ gãy? Đây là những sự thật về cơ thể mà ít người biết tới - Ảnh 16.

Con người là một trong số ít loài động vật có vú không tự sản xuất vitamin C do thiếu một số loại enzyme nhất định. Các loài động vật có vú khác cũng có biểu hiện đột biến này là những loài nằm trong phân loài linh trưởng chính Haplorhinni (khỉ, vượn, heo vòi), cũng như dơi và chuột lang. Còn tất cả các động vật có vú khác sản xuất vitamin C trong gan.

Tim có mùi gì? Tại sao xương quai xanh dễ gãy? Đây là những sự thật về cơ thể mà ít người biết tới - Ảnh 17.

Thứ có thể phát triển mới nhanh nhất sau khi bị mất trên cơ thể một con người là móng chân.

 

Tim có mùi gì? Tại sao xương quai xanh dễ gãy? Đây là những sự thật về cơ thể mà ít người biết tới - Ảnh 18.

Một số phụ nữ có thể cảm nhận được chính xác thời điểm trứng được phóng thích từ buồng trứng trong quá trình rụng trứng. Và không phải ai cũng biết rằng phụ nữ phát triển một cơ quan mới khi mang thai. Đó là ngoài việc phát triển một đứa trẻ, cơ thể họ còn phát triển nhau thai.

Tim có mùi gì? Tại sao xương quai xanh dễ gãy? Đây là những sự thật về cơ thể mà ít người biết tới - Ảnh 19.

Diện tích bề mặt của phổi có kích thước tương đương với một sân tennis.

Tim có mùi gì? Tại sao xương quai xanh dễ gãy? Đây là những sự thật về cơ thể mà ít người biết tới - Ảnh 20.

Cơ thể bạn phải làm ấm chất lỏng trước khi hấp thụ chúng, vì vậy uống nước đá lạnh chỉ đốt cháy nhiều năng lượng hơn và bạn sẽ không được cấp nước một cách nhanh chóng.

Tim có mùi gì? Tại sao xương quai xanh dễ gãy? Đây là những sự thật về cơ thể mà ít người biết tới - Ảnh 21.

39% mọi người có thêm xương ở đầu gối. 100 năm trước thì chỉ có 11% người có xương này.

Tim có mùi gì? Tại sao xương quai xanh dễ gãy? Đây là những sự thật về cơ thể mà ít người biết tới - Ảnh 22.

Mỗi phút bạn loại bỏ hơn 30.000 tế bào da chết khỏi cơ thể. Và 30% chất thải trong cơ thể được đào thải qua da.

 

Tim có mùi gì? Tại sao xương quai xanh dễ gãy? Đây là những sự thật về cơ thể mà ít người biết tới - Ảnh 23.

Bộ não của bạn sẽ tiếp tục cố gắng hồi sinh cơ thể rất lâu sau khi tim ngừng đập. Trong một số trường hợp, tới tận 30 giờ sau, người ta vẫn tìm thấy hoạt động của não đang cố gắng sửa chữa để đưa cơ thể trở lại. Điều này được sử dụng để tìm ra thời gian chết của nạn nhân trong các vụ án giết người.

Tim có mùi gì? Tại sao xương quai xanh dễ gãy? Đây là những sự thật về cơ thể mà ít người biết tới - Ảnh 24.

Con người có sọc, nhưng bình thường chúng ta không thể nhìn thấy chúng. Chúng được gọi là đường Blaschko và hình thành dọc theo đường di chuyển của tế bào phôi. Các sọc có dạng hình chữ U ở phía trước của chúng ta, hình chữ V ở phía sau, hình lượn sóng trên đầu và mặt. Và chúng ta cũng có các sọc cơ bản và đơn giản trên các chi của mình.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm