Tìm hiểu hóa thạch gấu có niên đại 120.000 năm tại Argentina
Các nhà khoa học Argentina thông báo đã phát hiện hóa thạch của một con gấu khổng lồ thuộc Thế Pleistocen muộn, có từ cách đây khoảng 120.000 năm tại một khu vực khảo cổ nằm ở Buenos Aires.
Vợ chồng sư tử vờn linh dương con: Cái kết đẫm máu / Nhìn lại lịch sử chật vật của áo tắm

Loài gấu Arectotherium. (Nguồn: SameerPrehistorica)
Các nhà khoa học Argentina thông báo đã phát hiện hóa thạch của một con gấu khổng lồ thuộc Thế Pleistocen muộn, có từ cách đây khoảng 120.000 năm tại một khu vực khảo cổ nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Buenos Aires.
Nhà khảo cổ học Leopoldo Soibelzon thuộc Viện Bảo tàng La Plata, cho biết hóa thạch được tìm thấy là phần xương sọ hoàn chỉnh và hàm của loài gấu Arectotherium, đồng thời đánh giá đây là một phát hiện phi thường vì trong các loài ăn thịt, hóa thạch của gấu ít được tìm thấy nhất.
Theo ông Soibelzon, mặc dù loài gấu sống ở Thế Pleistocen muộn đã nhỏ hơn rất nhiều so với những cá thể cùng loài sống ở Thế Pleistocen sớm (cách đây khoảng 1 triệu năm), nhưng vẫn là những con gấu khổng lồ so với hiện nay.
Chuyên gia Soibelzon khẳng định phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học Argentina hiểu rõ hơn về sự tiến hóa của các loài động vật ăn thịt và hệ sinh thái trong thời kỳ chúng sinh sống.
Trước đó, các nhà khoa học Argentina cũng đã tìm thấy mẫu hóa thạch gấu lớn nhất thuộc loài Arctotherium angustidens có niên đại khoảng 780.000 năm.
Thế Pleistocen là thế thứ ba trong kỷ Neogen.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang đi đường đụng độ trăn, hổ dữ làm ra hành động khiến người xem 'sốc'
Sau sáp nhập, đây sẽ là tỉnh có đường bờ biển dài nhất Việt Nam, lên tới 490km
CLIP: Đi săn rắn, chim cú mèo suýt phải bỏ mạng
Người phụ nữ Mỹ tuyên bố người ngoài hành tinh sẽ trở lại trái đất vào năm 2025 để 'giải cứu nhân loại'
CLIP: Mò vào chuồng săn gà con, rắn bị gà mẹ đánh cho tả tơi
CLIP: Khỉ hoang táo tợn vào làng 'bắt cóc' bé gái 3 tuổi đi, người hàng xóm liều mình giải cứu kịp thời
Cột tin quảng cáo