Tìm hiểu sinh vật lạ có đến 7 giới tính khác nhau gây kinh ngạc
‘Sửng sốt’ với những động vật cứ ngỡ như sinh vật ngoài hành tinh / Phát hiện nhóm sinh vật lạ hàng tỉ tuổi, sống không cần thở ở Mỹ
Các nhà khoa học đã phát hiện kỳ dị có tên khoa học là Tetrahymena thermophila là loài có tới 7 giới tính. Khi sinh vật đơn bào nhân chuẩn hình trứng Tetrahymena thermophila giao phối, có 7 loại gen ghép cặp quy định giới tính nên giới tính của thế hệ sau sẽ khác so với bố mẹ của chúng, bởi vậy Tetrahymena "con cháu" có thể có tới 7 giới tính.
Ngày 26/03/2013 các nhà khoa học đã chính thức công bố phát hiện đặc tính phức tạp trong việc quyết định giới tính đời sau của sinh vật kỳ dị này, sự hình thành giới tính đời sau của sinh vật này được sắp đặt hoàn toàn ngẫu nhiên.
Nhóm nhà khoa học Mỹ phát hiện sinh vật lạ kỳ dị có tới 7 giới tính
Tetrahymena là một tế bào có hai nhân quan trọng: nhân nhỏ chứa chất liệu cần thiết cho sự sinh sản, còn nhân to là cả một buồng máy tạo tính mềm dẻo cho vi sinh vật này. Nhân to của Tetrahymena thermophila chứa ít nhất 25.000 gen, gần bằng với bộ gen người và được phân chia làm khoảng 200 nhiễm sắc thể.
Bởi vì giới tính được sắp đặt ngẫu nhiên, mỗi con Tetrahymena đều có giới tính riêng của bản thân hoặc mô hình giao phối riêng tồn tại trong vỏ tế bào. không giống như các sinh vật đơn bào khác, những cá thể vi sinh vật này được "trời phú" cho khả năng kết đôi độc nhất vô nhị, nhằm tăng cơ hội sinh sản trong tự nhiên. Đầu tiên, bất cứ con T.thermophila nào cũng có thể giao phối với con có giới tính khác (lưu ý rằng vi sinh vật này không có thói quen quan hệ tình dục đồng giới).
Khi sinh vật kỳ dị này giao phối, có 7 loại gen ghép cặp quy định giới tính, các loại gen ghép cặp sẽ thông qua quá trình chọn lọc cuối cùng chỉ giữ lại một loại gen chuẩn nhất, 6 loại khác sẽ bị đào thải. ADN được điều chỉnh lại trở thành một bộ phận tế bào đời sau của Tetrahymena và sẽ quyết định giới tính của chúng. Vì có 7 loại gen ghép cặp quy định giới tính nên sinh vật kỳ dị này có tới 7 giới tính.
T.thermophila là vi sinh vật lạ nhân chuẩn đơn bào hình trứng, có thể được tìm thấy trong môi trường nước ngọt
Theo báo cáo trên chuyên san PLOS Biology, nhóm nghiên cứu do các chuyên gia Marcella D.Cervantes và Eduardo Orias dẫn đầu đã phát hiện rằng mỗi tế bào của T.thermophila đều có 2 gen. Trong đó một gen kiểm soát hoạt động hằng ngày của vi sinh vật, và gen còn lại đóng vai trò như buồng trứng và tinh hoàn ở động vật. Gen thứ 2 chứa các cặp gen không hoàn chỉnh của 6 hoặc 7 giới tính, “tùy hứng” mà sử dụng. Mỗi khi hai vi khuẩn này xáp lại, con xúc xắc tự nhiên bắt đầu xoay, và tùy theo kết quả mà giới tính của hậu duệ được xác định.
“Nó hoàn toàn là ngẫu nhiên, như trò chơi cò quay Nga với 6 ô, rơi vào ô nào thì giới tính được quyết định như thế”, Báo Thanh Niên dẫn lời chuyên gia Orias thuộc Đại học California tại Santa Barbara (Mỹ) giải thích. Kết quả là hậu duệ cũng có thể mang giới tính như cha/mẹ, hoặc khác. “Thật là một hệ thống đầy ấn tượng”, theo đánh giá của Giáo sư Orias.
Trong hầu hết các trường hợp, T.thermophila sinh sản vô tính, có nghĩa là một tế bào mẹ phân chia thành 2 tế bào con. Tuy nhiên, chúng thường có khuynh hướng kết đôi khi nguồn thức ăn khan hiếm. Tuy nhiên, đừng vội lo ngại rằng quá trình sinh sản hết sức đặc biệt trên sẽ tạo cơ hội khiến loài T.thermophila có cơ hội xuất hiện tràn lan trên thế giới. Tự nhiên đã quy định rằng khi 2 tế bào kết hợp, tạo ra ADN chung, thì 2 tế bào còn lại rã đám. “Đó là trường hợp giao phối mà không sinh sản”, theo chuyên gia Orias.Phát hiện này đã giúp các nhà khoa học hiểu thêm về các tế bào khác bao gồm cả các tế bào trong cơ thể con người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
4.000 tấn vàng trên núi hay 3 tấn vàng dưới sông chưa phải điểm đặc biệt, 'kho báu thay thế kim cương' lớn nhất Việt Nam mới là thứ tỉnh này đang sở hữu
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt