Khám phá

Tìm ra 'giới hạn bất tử' của loài gấu nước: Không thể sống sót khi bị bắn đi ở vận tốc 3.240 km/h

Các nhà khoa học đã tìm ra được "điểm yếu" của sinh vật siêu nhỏ, vốn được biết tới với khả năng sống sót cực kỳ bền bỉ của mình.

Bị mộ tặc cướp từ miệng di thể Từ Hi, bằng cách nào viên Dạ minh châu gần 3.000 tỉ đồng lại lọt vào tay "Ông vua dầu mỏ" Rockefeller? / Top 10 điểm du lịch bí mật trong sa mạc

Tardigrades hay gấu nước, nổi tiếng là một trong những sinh vật có sức sống bền bỉ nhất trong vương quốc động vật. Những sinh vật siêu nhỏ này có thể tồn tại trong môi trường chân không ngoài không gian, bên trong miệng núi lửa hay hàng km dưới đáy hồ băng ở Nam Cực. Chúng thậm chí đã trở lại hoạt động bình thường sau khi bị đóng băng trong ba thập kỷ.

Nhưng, theo một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Astrobiology, hóa ra những con gấu nước cũng có giới hạn sinh tồn của mình.

Các nhà nghiên cứu đã bắn các hộp chứa đầy gấu nước từ một khẩu súng có tốc độ bắn cao, ở nhiều tốc độ khác nhau để xem liệu các sinh vật có thể sống sót trước áp lực mà mỗi lần va chạm gây ra hay không. Kết quả cho thấy sau khi được bắn ra với vận tốc dưới 900 mét/giây, hay tương đương 3.240 km/h, những con gấu nước vẫn có thể hồi sinh. Nhưng ở tốc độ nhanh hơn thế, theo Alejandra Traspas, đồng tác giả của nghiên cứu, thì chúng không thể tồn tại được.

"Bị bắn đi ở vận tốc hơn 3.240 km/h có nghĩa là sinh vật phải chịu áp lực 1,14 gigapascal khi va chạm - tương đương với áp lực của khoảng 40.000 người đứng trên lưng bạn cùng một lúc", Traspas cho biết.

Tìm ra giới hạn bất tử của loài gấu nước: Không thể sống sót khi bị bắn đi ở vận tốc 3.240 km/h - Ảnh 1.

Ảnh dưới kính hiển vi của loài gấu nước, khi tìm thấy trong một mẫu rêu đông lạnh ở Nam Cực.

Tardigrades còn được gọi là gấu nước hoặc lợn rêu - vì những sinh vật dài 1,27 mm này trông giống như củ khoai tây tám chân với khuôn mặt nhăn nheo và bàn chân siêu nhỏ dưới kính hiển vi.

Sinh vật này có thể chịu được nhiệt độ từ âm 458 độ F (-272 độ C) đến 304 độ F (151 độ C) và áp suất cao gấp sáu lần so với đáy rãnh Mariana, nơi sâu nhất của đại dương trên Trái đất. Chúng cũng có thể sống sót sau bức xạ và nhiệt độ gây chết người bằng cách đi vào trạng thái ngủ đông.

Khi đó, chúng không cần nước và oxy trong một thời gian dài, và ở trạng thái hoạt động lơ lửng được gọi là cryptobiosis, trong đó cơ thể chúng khô đi và các hoạt động trao đổi chất ngừng hoạt động. Đặt một con gấu nước đang ngủ đông trong nước sẽ cho phép nó phục hồi chức năng đầy đủ chỉ sau vài giờ .

Vì vậy, khi một tàu vũ trụ của Israel chở một đám gấu nước đang ngủ đông gặp sự cố hạ cánh trên mặt trăng vào tháng 4/2019 do trục trặc máy tính, các nhà khoa học nghĩ rằng những con vật chắc chắn sẽ sống sót.

Nhưng Traspas không chắc chắn lắm.

 

"Tôi rất tò mò", cô chia sẻ. "Tôi muốn biết nếu chúng còn sống."

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm