Tìm ra thứ giúp sự sống tồn tại ở nơi gần như giống hệt Trái Đất
Những con đường có tên đặc biệt nhất Hà Nội, ý nghĩa sâu xa đa số người Việt Nam cũng không biết / CLIP: Bất ngờ với cảnh tượng chú chó Malinois làm "người chăn vịt" tài ba
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra rằng lớp vỏ băng của Titan - mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ - bao gồm một lớp băng giàu khí methane cách nhiệt dày tới 9,7 km. Điều này làm gia tăng khả năng tồn tại của sự sống ngoài hành tinh.
Titan nổi tiếng với cảnh quan được NASA mô tả giống như một Trái Đất thứ hai.
Nó là mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ, với khích thước bằng khoảng 40% Trái Đất, nhưng cảnh quan trên bề mặt thì gần như giống hệt, với các ngọn núi, hệ thống sông ngòi, các hồ nước, biển cả...
Điều khác biệt duy nhất trên bề mặt có lẽ là "nước" bên trong các hệ thống sông và biển cả của Titan là methan lỏng và các hydrocarbon khác như ethane.
Tuy vậy, NASA và nhiều cơ quan vũ trụ, nhà khoa học khác vẫn tin Titan có sự sống.
Sự sống đó không nằm bên trên bề mặt, mà trong một đại dương ngầm bên dưới cảnh quan giống Trái Đất đó.
Giờ đây, nghiên cứu từ một nhóm các nhà khoa học hành tinh tại Đại học Hawaii ở Mānoa (Mỹ) cho thấy ngăn cách giữa cảnh quan đó và đại dương ngầm là một lớp vỏ băng rất dày, bao gồm lớp băng methane cách nhiệt nói trên.
Nhưng nó lại là thứ có thể tháo nút thắt duy nhất về sự sống ở Titan.
Ở rất xa Mặt Trời, Titan rất lạnh giá. Nhưng nếu có lớp băng giàu khí methane cách nhiệt, đại dương bên dưới sẽ được sưởi ấm đáng kể, chưa kể phần nhiệt từ các hệ thống thủy nhiệt cùng kiểu với Trái Đất ở đáy đại dương ngầm này.
Và cho dù nó khiến các tàu vũ trụ của con người khó tiếp cận với đại dương ngầm trực tiếp hơn, lớp cách nhiệt này lại tạo điều kiện cho chúng ta tìm thấy bằng chứng sự sống ngay trên bề mặt.
"Nếu sự sống tồn tại trong đại dương của Titan dưới lớp băng dày, bất kỳ dấu hiệu nào của sự sống, các dấu hiệu sinh học, sẽ cần được vận chuyển lên lớp băng của Titan đến nơi chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận" - trưởng nhóm nghiên cứu Lauren Schurmeier cho biết.
TS Lauren cũng cho biết nếu lớp vỏ băng bao quanh đại dương này ấm và có tính kết nối, sự vận chuyển này sẽ dễ dàng xảy ra.
Lớp vỏ băng lưu giữ nhiều khí methane chính là những gì họ trông đợi.
Các nhà khoa học đã xác định được cấu trúc này khi chú ý đến sự hiện diện của các hố va chạm nông trên Titan.
Các mô hình va chạm cho thấy lẽ ra chúng phải sâu hơn và nhiều hơn. Rõ ràng có điều gì đó đặc biệt trên mặt trăng này khiến chúng nông hơn và biến mất tương đối nhanh.
Sau khi thử nhiều mô hình khác nhau, họ lập luận rằng các hố nói trên chỉ có thể được hình thành khi vỏ băng Titan làm bằng methane clathrat, hay "methane hydrate".
Đó là một hợp chất rắn trong đó một lượng lớn methane bị giữ lại trong cấu trúc tinh thể của nước, tạo thành một chất rắn tương tự như băng ở Trái Đất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn