Khám phá

Tìm thấy các nữ chiến binh là nguyên mẫu của truyền thuyết hoa Mộc Lan

Các nhà khảo cổ học Mông Cổ đã tìm thấy xác của hai nữ chiến binh cổ đại, trong đó phần xương sọ cho thấy hai chiến binh này đã từng luyện cưỡi ngựa và bắn cung.

Hài cốt thiếu nữ tiết lộ thứ quyền lực rùng rợn của đế chế Inca / Rùng mình hài cốt "đồ sắt" 2.000 năm dưới ký túc xá

Tìm thấy các nữ chiến binh là nguyên mẫu của truyền thuyết hoa Mộc Lan - 1
Hài cốt của nữ chiến binh nhiều tuổi hơn (bên trái) cùng người chồng. Hai bộ hài cốt này được tìm thấy ở địa điểm khảo cổ ở Airagiin Gozgor, tỉnh Orkhon, phía Bắc Mông Cổ.

Hai phụ nữ này sống vào thời kỳ Tiên Ty, khoảng năm 147 đến 552 sau Công nguyên. Đây là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động chính trị và chính là hoàn cảnh để bản trường ca hoa Mộc Lan ra đời.

Các nhà khảo cổ học ở Trường đại học bang California, Mỹ, nhận định có thể hai phụ nữ này rất khỏe mạnh, dẻo dai vì vào thời kỳ Tiên Ty, phụ nữ cũng được giao nhiệm vụ bảo vệ nhà cửa, đất đai, lãnh thổ không khác gì nam giới. Nhiều nhà sử học cho rằng Mộc Lan gắn liền với thời kỳ Tiên Ty. Có rất nhiều nghiên cứu về trường ca Mộc Lan và nghiên cứu lần này càng khẳng định điều đó.

Trong trường ca này, Mộc Lan gia nhập quân đội để cha cô khỏi phải đi lính, nhưng vào thời đó, Trung Quốc không có chế độ quân dịch bắt buộc. Hơn nữa, trường ca này cũng nói rằng Mộc Lan chiến đấu cho các thủ lĩnh Mông Cổ. Mặc dù vậy, các tác giả người Trung Quốc là những người đầu tiên ghi lại trường ca này, đó có thể là lý do vì sao truyền thuyết này được coi là câu chuyện của người Trung Quốc.

Nghiên cứu này được tiến hành ở cả Trung Quốc và Mông Cổ trong suốt 16 năm qua. Trong cuộc khai quật khảo cổ một nghĩa địa ở Airagiin Gozgor, thuộc tỉnh Orkhon, phía Bắc Mông Cổ, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hài cốt của hai nữ chiến binh. Bốn năm qua, các nhà nghiên cứu đã phân tích phần xương còn lại của 29 người cổ đại thuộc hàng có vai vế được chôn ở nghĩa địa này (16 nam, 10 nữ và 3 người chưa xác định) và phát hiện ra những dấu vết của việc cưỡi ngựa, bắn cung và chấn thương trong thời gian dài.

Cụ thể là, ở những điểm có cơ bám vào xương thì những dấu vết này lớn hơn, chứng tỏ cơ được sử dụng cho những việc nặng nhọc, như là bắn cung. Các chỉ dẫn về vận động lặp đi lặp lại trên ngón tay cái cũng khẳng định người này sử dụng cung tên và có các kiểu chấn thương cột sống thường gặp ở người cưỡi ngựa.

 

Trong khi nhiều đàn ông và người lớn có các dấu hiệu của việc bắn cung và cưỡi ngựa và một số phụ nữ thì hoặc bắn cung hoặc cưỡi ngựa, thì hai nữ chiến binh này có dấu hiệu của cả hai hoạt động.

Trưởng nhóm nghiên cứu, nhà khảo cổ học Christine Lee, nói rằng “có thể họ là những người rất tài giỏi, họ làm những việc mà nam giới cũng làm. Vì thế chúng ta có thể suy ra rằng họ đã có chút gì đó gọi là bình đẳng giới”.

Dù dưới bất kỳ hình thức nào, bình đẳng giới cũng vô cùng quan trọng vào thời đó ở châu Á. Ở nước láng giềng Trung Quốc khi đó, phụ nữ rất yếu thế. Người phụ nữ chuẩn mực không tham gia các việc lớn và phục tùng quyết định của người đàn ông trong nhà. Trong khi đó ở Mông Cổ, cụ thể là ở phía Bắc Mông Cổ thì phụ nữ không như vậy.

Nền văn hóa Mông Cổ không có chữ viết cho đến tận thời của Thành Cát Tư Hãn (năm 1162 đến 1226), nhưng các nền văn hóa khác, trong đó có Trung Quốc, Triều Tiên và Ba Tư đã có chữ viết và ghi lại cuộc sống người Mông Cổ. Vào khoảng những năm 900 sau Công nguyên, phụ nữ Mông Cổ được sống tự do trong khi điều này không có trong các nền văn hóa khác cùng thời. Mông Cổ đã có các nữ hoàng chỉ huy quân đội và tiếp đón các sứ thần của Giáo hoàng. Bên cạnh đó, phụ nữ cũng được thừa kế tài sản và quyết định chọn ai làm chồng. Nhà khảo cổ học Lee nói rằng “nếu từ thời năm 900 sau Công nguyên mà họ đã độc lập như vậy thì tôi cho rằng chúng ta có thể suy ngược lại, ít nhất là vài trăm năm trước đó, họ cũng như vậy, bởi vì sự độc lập ấy phải bắt nguồn từ đâu đó.”

Bà Lee cũng nhấn mạnh rằng người Trung Quốc đã tuyên truyền về phụ nữ Mông Cổ rằng việc phụ nữ nắm quyền là điều kinh khủng, những phụ nữ đó được tự do quá mức, không đoan trang và là những người vợ xấu xa.Thực chất, người Trung Quốc miệt thị tất cả những người sống ở bên kia biên giới phía Bắc.

 

Trong hai nữ chiến binh được tìm thấy, một người hơn 50 tuổi và người kia khoảng 20 tuổi. Có thể họ tập luyện bắn cung và cưỡi ngựa vì những kỹ năng này cần thiết cho cuộc sống vào thời kỳ bất ổn chính trị mà sau đó là sự sụp đổ của triều đại nhà Hán ở Trung Quốc vào năm 220 sau Công nguyên.

Hai người này đều không có dấu hiệu của vết thương do chiến tranh. Điều này có thể do họ thuộc dòng dõi cao quý và không phải tham gia các cuộc chiến đấu trên chiến trường.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm