Tìm thấy hài cốt 2.100 năm tuổi tại khu vực khảo cổ dưới đáy biển Antikythera nổi tiếng
Giải mã vũ khí giúp đội quân La Mã cổ đại "bất khả chiến bại" trên chiến trường / Bí ẩn về lăng mộ nữ hoàng Cleopatra: Sau 2.000 năm vô vọng, các nhà khảo cổ đã tiến rất gần tới lời giải
Những thợ lặn khám phá đã tìm thấy một bộ hài cốt vẫn được bảo toàn nguyên vẹn tại khu đắm tàu Antikythera nổi tiếng, đã có tuổi đời lên tới 2.100 năm
Con tàu Antikythera dài 40 mét là một con tàu La Mã cổ đại đã chìm vào khoảng thế kỷ đầu tiên thời điểm Trước Công nguyên, khoảng thời gian thống trị của Julius Caesar.
Các nhà khảo cổ cho rằng con tàu này chìm là do va chạm với vách núi đảo Antikythera, Hy Lạp, địa danh mà con tàu được đặt tên theo.
“Chúng tôi nghĩ rằng nơi đây đã xảy ra một vụ va chạm rất lớn”, nhà khảo cổ Brendan Foley, đồng phụ trách khu vực khảo cổ Antikythera nói. “Rất nhiều người đã bị kẹt lại ở khoang dưới của tàu khi tàu chìm”.
Những phần còn lại của con tàu xấu số được tìm thấy vào năm 1900 tại độ sâu 55 mét.
Nơi đây nhanh chóng thu hút được công chúng cũng như sự nổi tiếng cho riêng mình, bởi lượng hàng hóa xa xỉ chìm theo con tàu vẫn còn nằm tại đáy nước, số hàng hóa trên được cho là thuộc về những khách hàng giàu có tại La Mã cổ đại.
Rất nhiều cổ vật quý giá đã được mang về từ khu vực khảo cổ, nhưng đồ vật thú vị nhất mà họ tìm thấy là một cỗ máy đồng hồ cổ đại, được cho là một trong những thiết bị công nghệ tiên tiến nhất thời bấy giờ.
Chiếc đồng hồ cổ này được trang bị một bộ bánh răng đồng, thiết kế để theo dõi vòng quay của Mặt Trời, Mặt Trăng, của những hành tinh nhất định cũng như nhật thực và nguyệt thực, thậm chí là theo dõi cả Thế vận hội Olympic.
Phần còn lại của chiếc đồng hồ.
Đến thời điểm này, vẫn còn đó những phát hiện mới được tìm thấy tại khu vực đắm tàu Antikythera. Vào ngày 31 tháng 8 vừa qua, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những phần còn lại của một trong những nạn nhân xấu số năm xưa.
Điều này là cực ki hiếm gặp, xét tới việc nấm mồ cổ đại này nằm dưới mực nước biển sâu, cũng như thời gian xảy ra vụ đắm tàu này tận hơn 2000 năm trước. Thông thường, các loài thủy sinh cũng như dòng nước biển sẽ làm trôi đi mọi dấu vết của một thủy thủ bạc mệnh.
Có lẽ là bởi người này đã bị chôn vùi dưới nửa mét đồ gốm vỡ và cát đáy, phần lớn xương còn sót lại vẫn được đảm bảo nguyên vẹn, gồm có hay xương tay, hai xương đùi, một vài xương sườn và một phần sọ vẫn còn răng.
“Chúng tôi thực sự kinh ngạc”, nhà khảo cổ Foley nói. “Chúng tôi chưa từng thấy cái gì như vậy cả”.
Phần sọ vẫn còn cả răng của nạn nhân xấu số.
Nếu như đội ngũ nghiên cứu thành công trong việc tách ra ADN từ những mẫu xương họ thu được, đây sẽ đánh dấu lần đầu tiên một xác người đắm tàu cổ đại được xét nghiệm.
Những mẫu xương và phần còn lại tại khu vực khảo cổ này được bảo quản bằng hóa chất từ những năm 1976 để tránh bị hỏng, khiến cho việc xét nghiệm ADN là cực kì khó khăn.
Thời điểm năm 1976 thì việc tái tạo ADN vẫn còn là một công nghệ quá mới mẻ, không ai nghĩ đến chuyện bảo tồn những mẫu ADN tìm thấy được ở những khu khảo cổ để xét nghiệm cả.
Dựa theo kích cỡ của hai xương đùi, các nhà khảo cổ phỏng đoán rằng phần xương sót lại này là thuộc về một thủy thủ nam giới.
Nhưng đó cũng chỉ là một trong những xét nghiệm ban đầu, để tách ADN từ xương người đã chết, những nhà nghiên cứu cần phải được chính quyền Hy Lạp cho phép, bởi lẽ những mẫu xương này được tìm thấy tại hải phận của Hy Lạp.
Một khi xác định được ADN, sẽ có thêm rất nhiều thông tin được lộ diện như giới tính, tổ tiên của người đã chết, kể cả vẻ ngoài của nạn nhân.
“Những người nào đã băng qua Địa Trung Hải 2000 năm trước?”, chuyên gia phân tích ADN Hannes Schroeder tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đan Mạch nói. “Rất có thể một trong số họ là chủ sở hữu của chiếc đồng hồ kia”.
Hiện tại, hài cốt ấy được đặt tên là “Pamphilos”, một trong những cái tên được khắc lên một trong những ly rượu được tìm thấy tại khu vực khảo cổ. Có vẻ như từ thời La Mã cổ đại, người ta đã có thói quen “đăng ký bản quyền” cho đồ đạc của mình rồi, trong trường hợp này là ly uống nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ